Chuyển đổi số và sự phát triển bùng nổ của công nghệ, AI… đã mang lại nhiều tiện ích cho đời sống hiện đại. Tuy nhiên, cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng của các hình thức lừa đảo công nghệ cao nhằm chiếm đoạt tài sản. Những chiêu trò này không ngừng biến đổi, ngày càng tinh vi, khiến bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân nếu thiếu cảnh giác. Giữa dòng chảy của thời đại số, hiểu biết các kiến thức an ninh mạng không còn là khái niệm xa vời mà trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống hiện đại, là lá chắn bảo vệ trước những mối nguy đang ẩn mình trên không gian mạng.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người dân và doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự. Theo khảo sát gần nhất của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) vào cuối năm 2024, cứ 220 người dùng thì sẽ có 1 người là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, theo đó tổng thiệt hại trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỷ VNĐ. Khi bị mắc bẫy lừa đảo, mặc dù 88,98% người dùng cho biết họ đã ngay lập tức cảnh báo, trao đổi với người thân bạn bè, nhưng chỉ có 45,69% người được hỏi trả lời có báo cáo với cơ quan chức năng.
Theo báo cáo tổng kết An ninh mạng năm 2024, khu vực cơ quan, doanh nghiệp, liên tục đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trên không gian mạng, đặc biệt là sự gia tăng đáng kể về số lượng và quy mô các vụ tấn công. Theo đó, có tới 46,15% cơ quan, doanh nghiệp cho biết đã từng bị tấn công mạng ít nhất 1 lần trong năm qua, trong đó 6,77% thường xuyên bị tấn công. Tổng số vụ tấn công mạng trong năm ước tính lên tới hơn 659.000 vụ.
Nhiều vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra, nhắm vào các doanh nghiệp, tổ chức lớn như cơ quan nhà nước, điện lực, bưu chính viễn thông và các cơ sở y tế, giáo dục… cho thấy bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể là mục tiêu tấn công của tội phạm mạng. Chúng xây dựng các kịch bản, thủ đoạn tinh vi, khiến nạn nhân lơ là, tưởng rằng chính mình đang là người chủ động tìm kiếm cơ hội. Và một khi rơi vào bẫy, cái giá phải trả không chỉ là tiền bạc, mà còn là thông tin cá nhân, danh dự và cả sự an toàn của chính mình và người thân.
Không chỉ dừng lại ở những phương thức truyền thống, tội phạm mạng ngày nay còn tận dụng tối đa các công nghệ hiện đại để đánh lừa nạn nhân một cách thuyết phục hơn bao giờ hết.
Hơn 20 thủ đoạn lừa đảo với những kịch bản bẫy (Nguồn: Nhân Dân)
Nhìn chung, các thủ đoạn này đều nhằm mục đích chiếm quyền điều khiển điện thoại sau đó chiếm đoạt tài sản theo các bước như sau:
Năm 2025, NCA dự đoán các thủ đoạn sẽ phát triển khó lường, bởi chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (blockchain), điện toán lượng tử như:
Dưới lớp vỏ bọc công nghệ ấy, nhiều nạn nhân dù tỉnh táo vẫn không nhận ra mình đang đối diện với nội dung giả mà mình vốn tin tưởng. Đến khi phát hiện thì tiền đã mất, thông tin cá nhân đã bị khai thác, còn kẻ gian thì ẩn mình trong thế giới số - vô hình và khó lần ra dấu vết.
Tội phạm công nghệ cao ngày càng trở nên tinh vi (Nguồn: Hiệp hội An ninh mạng quốc gia)
Dưới sức ép của các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi và khó lường, mỗi cá nhân đều cần trở thành “lá chắn đầu tiên” bảo vệ chính mình. An toàn mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng, mà còn là năng lực sống còn trong thời đại số hóa.
Nếu bạn đang là sinh viên, hẳn việc tiếp xúc với các công nghệ cao, các thông tin cập nhật về lừa đảo đã không còn xa lạ. Nhưng chính sự quen thuộc đó, đôi khi chủ quan và vô tình, dữ liệu của bạn sẽ rò rỉ trước những chiêu trò tinh vi. Do vậy, là một công dân trong thời đại số, hãy:
Nếu bạn là người đi làm, hãy tăng cường cảnh giác, bảo vệ chính mình đồng thời bảo vệ cho tổ chức và cả cộng đồng. Một sơ suất nhỏ, như mở nhầm một email giả mạo, để lộ thông tin đăng nhập hệ thống, có thể là cánh cửa dẫn đến một cuộc tấn công toàn diện vào dữ liệu doanh nghiệp. Vì vậy, người đi làm cần chủ động xây dựng thói quen bảo mật kỹ lưỡng hơn, không chỉ cho bản thân, mà còn vì sự an toàn chung:
Ngoài việc cảnh giác bằng kỹ năng và kiến thức, người dùng còn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ được xây dựng bởi Chính phủ để đảm bảo an toàn như Ứng dụng nTrust do Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia phát triển.
Minh họa hình ảnh ứng dụng nTrust bảo vệ người dùng khỏi thông tin lừa đảo (Nguồn: ntrust.vn)
Mỗi cú click, mỗi lượt chia sẻ thông tin cá nhân, mỗi lần nhẹ dạ cả tin đều có thể đánh đổi bằng tiền bạc, dữ liệu và cả sự an toàn của bản thân và gia đình. Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, hãy hành động nhanh, cảnh báo và báo cáo, tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID theo các bước sau:
Hướng dẫn tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID (Nguồn: Công an quận Gò Vấp)
Ngoài ra, có thể thông báo cho cơ quan chức năng như A05 - Bộ Công an theo hotline 069.219.4053, hoặc Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
Trong một thế giới số ngày càng phức tạp, mỗi cá nhân phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện sự tỉnh táo, và biết cách sử dụng các công cụ bảo vệ mình, chúng ta có thể chuyển từ thế bị động sang chủ động. Sự an toàn có thể được tạo dựng từ chính những lựa chọn nhỏ hằng ngày - một tâm thế cảnh giác, một lời nhắc nhở cho người thân, hay một báo cáo kịp thời đến cơ quan chức năng.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, người đọc không chỉ nâng cao nhận thức mà còn chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để chủ động phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trụ cột: Đào tạo
Tin, ảnh: Ban Chăm sóc người học, Ban Truyền thông và Phát triển đối tác
Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới: Từ công bố quốc tế đến thúc đẩy nghiên cứu xuất sắc, ứng dụng, vì phát triển bền vững
Triển khai chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, cùng định hướng phát triển bền vững, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã chủ động triển khai song song hai định hướng nghiên cứu chiến lược: thúc đẩy công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành; phát triển các nghiên cứu ứng dụng gắn với các vấn đề đương đại của xã hội, địa phương và toàn cầu. Đây chính là cách UEH định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.
Nhìn lại hành trình ấn tượng năm 2023 và năm 2024 - Sẵn sàng bứt phá cùng UEH Summer Camp 2025 tại UEH Mekong
Tiếp tục lan tỏa những dấu ấn khó quên của hai mùa UEH Summer Camp năm 2023 và năm 2024, cũng như chào đón mùa hè năm 2025 đầy hứng khởi, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại những khoảnh khắc tuyệt vời mà chương trình đã mang lại. Chính những kỷ niệm đầy cảm xúc, nhiệt huyết và gắn kết ấy sẽ trở thành nguồn cảm hứng bất tận, thôi thúc chúng ta viết tiếp câu chuyện mùa hè ý nghĩa tại UEH Mekong Summer Camp năm 2025.
“Hành trình tuổi 30, Vững bước vươn xa” – Khởi động chuỗi Hoạt động Chào mừng Kỷ niệm 30 Ngày thành lập Hội Sinh viên UEH
Chuỗi hoạt động Chào mừng Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (18/05/1995 – 18/05/2025): Hành trình tuổi 30 – Vững bước vươn xa đã chính thức khởi động nhằm ghi dấu cột mốc đáng nhớ và tôn vinh chặng đường hình thành, phát triển đầy tự hào của Hội Sinh viên UEH. Diễn ra xuyên suốt từ ngày 08/05 đến ngày 18/05, chương trình đem đến nhiều hoạt động sôi nổi, sáng tạo, khơi dậy niềm tự hào và tiếp thêm động lực để phát triển Hội Sinh viên UEH ngày càng vững mạnh.