Chuyên ngành quản lý nguồn nhân lực (Ngành kinh tế)

Người học đã tốt nghiệp văn bằng đại học chính quy

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

  • Kiến thức giáo dục đại cương: 15 tín chỉ
  • Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 45 tín chỉ
  • Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ
  • Tổng số tín chỉ: 70 tín chỉ

1. Kiến thức:

1.1 Kiến thức chung
  • Nắm vững những lý thuyết cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị và các phương pháp nghiên cứu khoa học để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
  • Có kiến thức về pháp luật lao động để vận dụng vào việc xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến nguồn nhân lực.
1.2 Kiến thức chuyên ngành
  • Kiến thức về quản lý nguồn nhân lực, lao động, tiền lương.
  • Kiến thức để đánh giá sự tác động của của môi trường bên ngoài đến chiến lược nguồn nhân lực của vùng, địa phương và tổ chức.
  • Kiến thức về tâm lý học, tâm lý xã hội học và các lý thuyết hành vi được vận dụng trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
1.3 Kiến thức bổ trợ
  • Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương (tiếng Anh) hoặc trình độ DELF B1 (tiếng Pháp), đối với sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B2.
  • Đạt yêu cầu về Giáo dục thể chất.
  • Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng.
  • Có chứng chỉ tin học IC3 (Internet and Computing Core Certification).
 
2. Kỹ năng:
2.1 Kỹ năng cứng
  • Có kỹ năng nghề nghiệp như phân tích, đánh giá các mặt liên quan đến quản lý nguồn nhân lực, tổ chức các hoạt động lao động của một tổ chức, kỹ năng quản lý nguồn nhân lực (hoạch định, phỏng vấn tuyển dụng, đào tạo và động viên khích lệ nhân viên…).
2.2 Kỹ năng mềm
  • Có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc cá nhân, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình thuyết phục. 
  • Kỹ năng làm việc độc lập đồng thời có kỹ năng làm việc nhóm. 
  • Kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt nhóm.
 
3. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp:
  • Năng động, bản lĩnh, cầu tiến, tự tin khẳng định bản thân, hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và các cá nhân bên ngoài tổ chức.
  • Yêu nghề, có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp. Luôn có trách nhiệm với công việc và có tinh thần cải tiến, sáng kiến, chuyên nghiệp trong công việc
  • Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các qui định của cơ quan. Làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có tinh thần phục vụ cộng đồng.