Công bố quốc tế - Con đường cho UEH đi đến QS Asia University Ranking

29 tháng 08 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) hiện là một trong 16 trường đại học trọng điểm quốc gia được giao trọng trách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học, tư vấn phục vụ phát triển kinh tế đất nước và công bố quốc tế. UEH hiện nay nằm trong nhóm các trường đại học về kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, ngoại ngữ,… có xu hướng cải thiện mạnh mẽ trong việc quốc tế hóa và định hướng trở thành trường đại học được xếp hạng trong danh sách QS Asia. Để hiện thực hóa được điều này không hề dễ dàng trong điều kiện UEH đang là trường đại học đơn ngành. Do đó, để giúp UEH từng bước góp mặt trên bảng xếp hạng QS Asia và nhiều bảng xếp hạng lớn khác, UEH cần nghiêm túc đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế vì đó là mẫu số chung của nhiều trường Đại học Top đầu

 

UEH chủ trương đẩy mạnh công bố quốc tế

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) hiện là một trong 16 trường đại học trọng điểm quốc gia được giao trọng trách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học, tư vấn phục vụ phát triển kinh tế đất nước và công bố quốc tế. UEH hiện nay nằm trong nhóm các trường đại học về kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, ngoại ngữ,… có xu hướng cải thiện mạnh mẽ trong việc quốc tế hóa và định hướng trở thành trường đại học được xếp hạng trong danh sách QS Asia. Để hiện thực hóa được điều này trong điều kiện UEH đang là trường đại học đơn ngành đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn. Do đó, để giúp UEH từng bước góp mặt trên bảng xếp hạng QS Asia và nhiều bảng xếp hạng lớn khác, UEH cần nghiêm túc đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế vì đó là mẫu số chung của nhiều trường Đại học Top đầu.

Từ năm 2015, UEH đã có chủ trương đẩy mạnh công bố quốc tế thông qua quỹ hỗ trợ nghiên cứu hàn lâm và công bố quốc tế từ năm 2015. Theo đó, công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế đạt chuẩn Scopus, SSCI và ABDC trong những năm qua có chiều hướng tăng khá nhanh: nếu năm 2015, số bài báo quốc tế là 19 bài thì năm 2017, số lượng đã lên đến 57 bài (tăng gấp 3 lần).

Tiềm lực nghiên cứu khoa học của UEH trên con đường đi đến QS Asia University Ranking

Ngày 16/08/2018, Báo Tiền Phong online có thông tin "Các trường đại học Việt Nam qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus" do nhóm thông tin nghiên cứu - DTU Research Informeta - Trường Đại học Duy Tân cung cấp*.

Mặc dù chỉ đánh giá một số khía cạnh xếp hạng tiềm lực nghiên cứu khoa học của các trường đại học ở Việt Nam, nguồn thông tin này cũng cho thấy các kết quả bước đầu về tình hình công bố quốc tế của UEH so với các trường đại học khác trong nước, kể từ chủ trương khuyến khích nghiên cứu công bố quốc tế của Trường được triển khai thực hiện.

Nguồn tin này cũng cho thấy, UEH là trường đại học được xếp hạng cao nhất trong số các trường thuộc khối ngành kinh tế được liệt kê trong bảng này. Nếu chỉ tính riêng bài báo khoa học (journal articles), UEH xếp hạng thứ 20 (73 bài báo khoa học tính từ đầu năm 2017 đến giữa năm 2018). Phần lớn các trường thuộc top 20 trong nghiên cứu là các đại học vùng hoặc đại học đa ngành. Thông tin này cũng thể hiện sự thành công bước đầu về chính sách đẩy mạnh nghiên cứu hàn lâm của UEH ở khối ngành kinh tế,  trong điều kiện khả năng công bố quốc tế trong khối ngành kinh tế khó khăn hơn nhiều so với các khối ngành khác như kỹ thuật, khoa học tự nhiên, ….

Chỉ số công bố quốc tế cũng là một chỉ số quan trọng khi đánh giá xếp hạng QS Asia. Chỉ số này có trọng số 20%, bao gồm số lượng trích dẫn trên 1 bài báo Scopus (10%) thể hiện chất lượng công bố; và số lượng công bố tính trên 1 giảng viên/ năm (10%) thể hiện số lượng công bố. Chỉ số công bố quốc tế cũng có sự tương quan thuận với chỉ số uy tín khoa học của xếp hạng QS Asia (chiếm 30% tổng số điểm) có được từ kết quả khảo sát các giáo sư, các nhà nghiên cứu trên thế giới về đánh giá các trường đại học.

Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế của UEH đã thực hiện so sánh, đối chiếu một số chỉ số công bố quốc tế theo QS Asia giữa UEH và 5 trường đại học Việt Nam nằm trong danh sách QS Asia University Ranking. Theo số liệu trích từ bảng phân tích, mặc dù chỉ số trích dẫn 1 bài báo Scopus của UEH ước tính là 1, 74 thấp hơn các trường Việt Nam trong QS Asia University Ranking do chỉ số ảnh hưởng của khối ngành kinh tế thường thấp hơn; tuy nhiên số lượng bài báo tính trên giảng viên của UEH (0.10) tương đương một số trường đại học đa ngành và đại học vùng. Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy, tỷ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ của UEH (một chỉ số đánh giá QS Asia University Ranking chiếm trọng số 15%) là 40.3% cao hơn các trường này. Với đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu có chất lượng, giàu nhiệt huyết đóng góp cống hiến, UEH hoàn toàn có khả năng nâng cao số lượng và chất lượng các công trình công bố quốc tế để góp mặt trên QS Asia University Ranking trong tương lai không xa.

Bảng 1. So sánh một số chỉ tiêu đánh giá xếp hạng giữa UEH và 5 trường đại học Việt Nam thuộc QS Asia University Ranking

UEH nỗ lực trên con đường đi đến QS Asia University Ranking

Trong thời gian qua, UEH đã quan tâm rất nhiều đến các tiêu chí xếp hạng của QS Asia University Ranking và đang từng bước cải thiện môi trường nghiên cứu, quốc tế hóa và quản trị đại học, nâng cao tiềm lực khoa học nội tại và đẩy mạnh tìm kiếm và kết nối nguồn lực nghiên cứu khoa học quốc tế. Sự thay đổi hoạt động hợp tác quốc tế từ phương pháp truyền thống (international relations) sang tăng cường gắn kết toàn cầu (global engagement) cùng với việc tăng cường gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo (research-based education) với nhiều đại học quốc tế đối tác chiến lược (strategic alliance) đã góp phần tăng nhanh công bố khoa học hàn lâm.

Đặc biệt, trước làn sóng quốc tế hóa đang diễn ra cao trào và mạnh mẽ như hiện nay, điều cần thiết và quan trọng hơn hết là sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực của tất cả viên chức UEH trong việc hỗ trợ và thực hiện nghiên cứu hàn lâm, công bố quốc tế nhằm thực hiện thành công lộ trình đưa UEH đến bảng xếp hạng QS Asia và chiến lược quốc tế hóa.

 

 

Nguồn: Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế, Phòng Truyền thông và quan hệ công chúng.

 

Chia sẻ