5. Course Objectives:
Học phần "Kinh tế học về chuỗi giá trị nông sản thực phẩm" trang bị cho sinh viên nền tảng vững chắc về kinh tế học của các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm, giúp sinh viên hiểu rõ các khái niệm cơ bản về sản xuất, tiêu dùng, chuỗi giá trị, chất lượng và mối liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị nông sản thực phẩm. Sinh viên sẽ nắm vững kiến thức quan trọng về hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng, qua đó áp dụng các lý thuyết như hàm sản xuất nông sản, hàm hữu dụng ngẫu nhiên và các vấn đề thông tin bất cân xứng để phân tích và nghiên cứu các tình huống thực tế.
Ngoài ra, học phần này còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng phân tích và đánh giá các chiến lược kinh doanh của các công ty trong ngành nông sản thực phẩm, bao gồm xây dựng thương hiệu, chiến lược định giá và dán nhãn, đồng thời tìm hiểu sự đổi mới và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông sản, đặc biệt là công nghệ nông nghiệp 4.0. Sinh viên cũng sẽ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong chuỗi giá trị nông sản thực phẩm.
Mức độ tự chủ và trách nhiệm của sinh viên được thể hiện qua khả năng tôn trọng sự đa dạng và khác biệt trong chuỗi giá trị nông sản thực phẩm, đồng thời có trách nhiệm với người tiêu dùng và môi trường khi đưa ra các quyết định. Sinh viên sẽ học cách chủ động nghiên cứu, sáng tạo giải pháp hiệu quả để nâng cao giá trị cho xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông sản thực phẩm. Đồng thời, sinh viên sẽ nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập suốt đời và rèn luyện khả năng độc lập trong công việc, tự tìm tòi, nghiên cứu để giải quyết các vấn đề kinh tế phức tạp./ The module "The Economics of agro-good value chains" equips students with a solid foundation in the economics of agri-food value chains, helping students understand the basic concepts of production, consumption, value chains, quality and the linkages between stages in the agri-food value chain. Students will master important knowledge of producer and consumer behavior, thereby applying theories such as agricultural production functions, random utility functions, and asymmetric information problems to analyze and study real-world situations.
In addition, this module helps students develop skills in analyzing and evaluating the business strategies of companies in the agri-food industry, including branding, pricing and labeling strategies, and exploring innovation and technology application in agricultural production. especially agricultural technology 4.0. Students will also practice teamwork, research and problem-solving skills in the agri-food value chain.
Students' level of autonomy and responsibility is reflected in their ability to respect diversity and differences in the agri-food value chain, and to be responsible to consumers and the environment when making decisions. Students will learn how to actively research and create effective solutions to improve value for society, contributing to the sustainable development of the agri-food industry. At the same time, students will be well aware of the importance of lifelong learning and practice the ability to be independent in work, self-exploration and research to solve complex economic problems.