Ngoại thương

Chương trình Kinh doanh Quốc Tế (chuyên ngành Ngoại Thương – FT) cung cấp một chương trình đào tạo kết hợp giữa kinh doanh trong môi trường đa văn hóa và ứng dụng vào lĩnh vực Ngoại Thương. Dựa trên sự mở rộng toàn cầu của thị trường và các yêu cầu của doanh nghiệp quốc tế, chương trình được thiết kế cân đối nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng kết hợp với các hoạt động thực tiễn để thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các tổ chức chính phủ hoặc tư nhân trong và ngoài nước với các vị trí tại bộ phận kinh doanh hoặc xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp thương mại quốc tế, ngân hàng quốc tế, dịch vụ và du lịch hoặc có khả năng chuyển đổi ngành nghề sang các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế. Ngoài khả năng về chuyên môn, mục đích của chuyên ngành Ngoại Thương là rèn luyện cho người học có tinh thần trách nhiệm cao, khả năng thích ứng với môi trường thay đổi, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm với tổ chức và xã hội.

Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Kiến thức giáo dục đại cương: 50 tín chỉ

  • Triết học Mác - Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác - Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Ngoại ngữ
  • Kinh tế vi mô 
  • Kinh tế vĩ mô 
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị
  • Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
  • Luật kinh doanh
  • Nguyên lý kế toán
  • Kỹ năng mềm
  • Khởi nghiệp kinh doanh
  • ERP (SCM)

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 60 tín chỉ

Kiến thức Cơ sở ngành
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Marketing căn bản
  • Quản trị học
  • Quản trị tài chính
  • Quản trị chiến lược toàn cầu
  • Kinh doanh quốc tế
Kiến thức Ngành
  • Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu 
  • Phân tích kinh doanh
  • Mô phỏng kinh doanh quốc tế 
  • Kinh doanh Quốc Tế tại Châu Á
  • Quản trị nguồn nhân lực công ty đa quốc gia
  • Lập mô hình bảng tính và phân tích ra quyết định
Kiến thức chuyên ngành 
       Bắt buộc
  • Logistics quốc tế
  • Thương mại quốc tế
  • Quản trị tài chính công ty đa quốc gia
  • Quản trị xuất nhập khẩu 
  • Dự án kinh doanh quốc tế
       Tự chọn
  • Marketing toàn cầu
  • Quản trị Marketing
  • Quản trị dịch vụ
  • Vận tải và bảo hiểm
  • Mua hàng và cung ứng toàn cầu
  • Quản trị bán hàng

Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

  • Học kỳ doanh nghiệp

Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ

1. Kiến thức:
  • Hiểu và giải thích được những kiến thức đại cương về triết học, an ninh quốc phòng, chính trị và pháp luật, kinh tế và khoa học xã hội.
  • Phân tích và áp dụng kiến thức ngành Kinh doanh quốc tế (bao gồm kiến thức về doanh nghiệp và kinh doanh, kinh doanh quốc tế, quản trị, marketing, tài chính, thương mại, logistics và chuỗi cung ứng)
  •  Áp dụng các kiến thức về chuyên ngành Ngoại Thương (bao gồm vận hành trong chuỗi cung ứng toàn cầu, quản trị bán hàng và quan hệ khách hàng, dự án và Mô phỏng kinh doanh, quá trình mua hàng, cung ứng và vận tải bảo hiểm)
  • Phân tích và áp dụng các kiến thức về công nghệ thông tin ( hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – quản trị chuỗi cung ứng, IC3 ) phục vụ cho quản trị, phân tích kinh doanh và điều hành hoạt động Ngoại Thương.
2. Kỹ năng:
  • Thực hành kỹ năng phân tích trong việc đánh giá môi trường Kinh Doanh Quốc Tế bao gồm tìm hiểu môi trường kinh doanh quốc tế, và những yếu tố khác biệt giữa các quốc gia, các chiến lược kinh doanh quốc tế và các mô hình tổ chức tương ứng.
  • Thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn trong ngành Ngoại Thương bao gồm khả năng triển khai nghiên cứu độc lập để tìm câu trả lời một cách khoa học và lựa chọn được phương pháp giải quyết. 
  • Thể hiện được tư duy hệ thống, logic bao gồm tập trung vào việc giải quyết các vấn đề chính và tuân thủ các chuẩn mực trong lĩnh vực Ngoại Thương.
  • Trình diễn được kỹ năng tư duy phản biện và tư duy sáng tạo góp phần đổi mới và cải tiến liên tục trong công việc và cuộc sống.
  • Vận dụng kỹ năng làm việc nhóm để tổ chức và hợp tác tốt với mọi người để xây dựng một nhóm làm việc hiệu quả.
  • Thể hiện khả năng truyền đạt và giao tiếp đa văn hóa tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh, kỹ năng lắng nghe, sàng lọc, tổng hợp, truyền đạt thông tin (nói và viết) và thuyết trình trước đám đông mạnh lạc, thuyết phục.
  • Nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) phục vụ cho chuyên môn cũng như kỹ năng tìm kiếm, đọc và tổng hợp tài liệu tiếng Anh từ các nguồn quốc tế uy tín.
  • Thành thạo các kỹ năng đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện.
3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:
  • Làm việc thích nghi và thay đổi dưới nhiều vai trò khác nhau trong điều kiện làm việc thay đổi, tự chủ hoàn thành các công việc cá nhân đồng thời phối hợp với các hoạt động khác trong doanh nghiệp để hoàn thành nghiệp vụ Ngoại Thương.
  • Tham gia quản lý lãnh đạo 
  • Coi trọng giá trị về việc lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, quản trị sự thay đổi trong môi trường kinh doanh quốc tế
  • Học tập suốt đời tự nghiên cứu khoa học, nâng cao và đổi mới kiến thức, biết cách cập nhật và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn vận hành; nâng cao khả năng nhận biết điểm mạnh yếu trong nguồn lực bản thân và tiếp thu các lĩnh vực mới hoặc có liên quan ngành nghề ngoài giảng đường và sau khi tốt nghiệp.
  • Có đủ đạo đức (cá nhân, nghề nghiệp, xã hội) và trách nhiệm cộng đồng: giữ chữ tín và cam kết; nghiêm túc tuân thủ nội quy, quy định của nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp; tham gia giải quyết các vấn đề đạo đức xã hội và có đạo đức nghề nghiệp.
Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng như sau:
  • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, đạt TOEIC 500
  • Đạt chứng chỉ tin học IC3 (Internet and Computing Core Certification)
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng

Sinh viên tốt nghiệp có năng lực đảm nhiệm các vị trí quản lý, tư vấn chính sách, chuyên gia thương mại tại các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và đầu tư, các cơ quan đại diện thương mại của Việt nam tại nước ngoài, các ban quản lý dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh  nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị logistics và tổ chức quản lý của Chính phủ về lĩnh vực thương mại quốc tế.