Quản trị nhân lực

Đào tạo cử nhân Quản trị nhân lực (QTNL) có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có kiến thức cơ bản về (1) kinh tế học lao động và quản lý nhân sự, (2) sự phát triển nguồn nhân lực và lao động của vùng/quốc gia và (3) các vấn đề cơ bản trong quản trị nguồn nhân lực ở các đơn vị trong nền kinh tế. Với kiến thức nền tảng này, sinh viên có thể đi chuyên sâu vào một trong ba mảng: Kinh tế học về lao động; quản lý công về dân số, lao động và việc làm; quản lý, phát triển nguồn nhân lực trên nền tảng kinh tế, tâm lý học và hành vi.

Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Kiến thức giáo dục đại cương: 50 tín chỉ
  • Triết học Mác-Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Ngoại ngữ
  • Kinh tế vi mô 
  • Kinh tế vĩ mô 
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị
  • Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
  • Luật kinh doanh
  • Nguyên lý kế toán
  • Kỹ năng mềm
  • Khởi nghiệp kinh doanh
  • Khoa học dữ liệu
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 63 tín chỉ
Kiến thức chuyên ngành
  • Kint tế vĩ mô ứng dụng
  • Kinh tế vi mô ứng dụng
  • Kinh tế lượng ứng dụng
  • Phương pháp nghiên cứu kinh tế
  • Khoa học quản lý
  • Truyền thông và giao tiếp trong tổ chức
  • Quản trị nguồn nhân lực và hành vi tổ chức
  • Phát triển nguồn nhân lực
  • Dân số và phát triển
  • Quan hệ lao động
  • Bảo hiểm xã hội
  • Quản lý hiệu suất lao động
  • Kinh tế học lao động
  • Quản trị nguồn nhân lực quốc tế
  • Luật lao động
  • Hoạch định và tuyển dụng nguồn nhân lực
  • Tiền lương và phúc lợi
  • Tâm lý học quản lý
  • Hành vi tổ chức ứng dụng 
  • Tư duy sáng tạo và phát triển
Kiến thức chuyên ngành tự chọn
  • Khoa học chính sách
  • Kinh tế học quản lý nhân sự
  • Phát triển kỹ năng lãnh đạo
  • Ứng dụng kỹ thuật số trong QTNNL
  • Phân tích dự án
  • Môi trường và an toàn lao động
  • Phân tích con người
Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ
  • Khóa luận Tốt nghiệp
  • Học kỳ doanh nghiệp
Tổng số tín chỉ: 123 tín chỉ
 

1. Kiến thức:

1.1 Kiến thức chung
  • Nắm vững những lý thuyết cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị và các phương pháp nghiên cứu khoa học để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
  • Có kiến thức về pháp luật lao động để vận dụng vào việc xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến nguồn nhân lực.
1.2 Kiến thức chuyên ngành
  • Kiến thức về quản lý nguồn nhân lực, lao động, tiền lương.
  • Kiến thức để đánh giá sự tác động của của môi trường bên ngoài đến chiến lược nguồn nhân lực của vùng, địa phương và tổ chức.
  • Kiến thức về tâm lý học, tâm lý xã hội học và các lý thuyết hành vi được vận dụng trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
1.3 Kiến thức bổ trợ
  • Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương (tiếng Anh) hoặc trình độ DELF B1 (tiếng Pháp), đối với sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B2.
  • Đạt yêu cầu về Giáo dục thể chất.
  • Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng.
  • Có chứng chỉ tin học IC3 (Internet and Computing Core Certification).
 
2. Kỹ năng:
2.1 Kỹ năng cứng
  • Có kỹ năng nghề nghiệp như phân tích, đánh giá các mặt liên quan đến quản lý nguồn nhân lực, tổ chức các hoạt động lao động của một tổ chức, kỹ năng quản lý nguồn nhân lực (hoạch định, phỏng vấn tuyển dụng, đào tạo và động viên khích lệ nhân viên…).
2.2 Kỹ năng mềm
  • Có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc cá nhân, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình thuyết phục. 
  • Kỹ năng làm việc độc lập đồng thời có kỹ năng làm việc nhóm. 
  • Kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt nhóm.
 
3. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp:
  • Năng động, bản lĩnh, cầu tiến, tự tin khẳng định bản thân, hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và các cá nhân bên ngoài tổ chức.
  • Yêu nghề, có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp. Luôn có trách nhiệm với công việc và có tinh thần cải tiến, sáng kiến, chuyên nghiệp trong công việc
  • Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các qui định của cơ quan. Làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có tinh thần phục vụ cộng đồng.
 
  • Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước và nước ngoài, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân với tư cách là nhà quản trị, quản lý nhân lực.
  • Sinh viên có thể làm việc tại các bộ như: Bộ KH-ĐT; Bộ LĐ-TB&XH, các vụ của các bộ: Các công việc liên quan đến chính sách tiền lương, lao động, việc làm, thất nghiệp, BHXH, dân số và thị trường lao động, xóa đói giảm nghèo.
  • Tương tự các bộ là các sở ban ngành của tỉnh thành cũng như cấp huyện, thị xã.
  • Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm công việc tại các vị trí chuyên viên, giám đốc nhân sự; giảng viên tại các cơ sở đào tạo của các ngành HRM, lao động, tiền lương.