Marketing (Khối ngành gần, cùng khối ngành)

Người học đã tốt nghiệp Cao đẳng đúng chuyên ngành đào tạo ở hệ chính quy

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 51 tín chỉ

Kiến thức cơ sở ngành

  • Quản trị chiến lược toàn cầu
  • Kinh doanh quốc tế
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Quản trị tài chính
Kiến thức ngành
  • Nghiên cứu Marketing 
  • Quản trị marketing
  • Phân tích kinh doanh
  • Mô phỏng kinh doanh
  • Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu

Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

  • Quản trị thương hiệu
  • Marketing trong kỷ nguyên số
  • Tư duy sáng tạo trong marketing
  • Truyền thông Marketing tích hợp
  • Marketing quốc tế 
Tự chọn
  • Quản trị đổi mới sáng tạo
  • Quản trị quan hệ khách hàng (CRM)
  • Quản trị bán hàng
  • Marketing dịch vụ 
  • Quảng cáo
  • Quan hệ công chúng
  • Marketing xã hội
  • Marketing trong kinh doanh
  • Quản trị và phát triển sản phẩm mới

Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

  • Học kỳ doanh nghiệp

Tổng số tín chỉ: 61 tín chỉ

1. Kiến thức:
  • Kiến thức về kinh doanh và marketing để vận dụng vào hoạt động thực tiễn của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau trong bối cảnh toàn cầu hóa.
1.1 Kiến thức chung
  • Kiến thức về kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật trong kinh doanh và marketing.
  • Kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô và vĩ mô và ứng dụng trong nghiên cứu phân tích môi trường marketing.
  • Kiến thức cơ bản về quản trị, kế toán, nguồn nhân lực là cở sở cho hoạch định và thực hiện các chiến lược và hoạt động marketing.
  • Trang bị tư duy logic và phương pháp nghiên cứu khoa học.
1.2 Kiến thức ngành
Ngành Marketing đào tạo cho sinh viên kiến thức và khả năng làm việc về marketing và các lĩnh vực chuyên sâu liên quan như nghiên cứu, truyền thông…kiến thức ngành bao gồm:
  • Phương pháp nghiên cứu, đánh giá, dự báo môi trường marketing.
  • Các phương pháp và mô hình nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu, hành vi khách hàng.
  • Kiến thức về hoạch định, tổ chức, thực thi các chiến lược và qui trình marketing.
  • Những kiến thức chuyên sâu về phân tích, đánh giá, lựa chọn, phát triển sản phẩm, hệ thống phân phối, truyền thông, định giá cho thị trường nội địa và  nước ngoài trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, công nghiệp, dịch vụ….
  • Những kiến thức chuyên sâu về xây dựng, phát triển thương hiệu và quan hệ khách hàng.
1.3 Kiến thức bổ trợ
  • Trang bị kiến thức bổ trợ về những xu hướng mới, thịnh hành trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và marketing.
  • Huấn luyện cách thức thực hiện, trình bày bằng văn bản hoặc trực tiếp các báo cáo, kế hoạch.
  • Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương (tiếng Anh) hoặc trình độ DELF B1 (tiếng Pháp), đối với sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B2.
  • Đạt yêu cầu về Giáo dục thể chất.
  • Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng.
  • Có chứng chỉ tin học IC3 (Internet and Computing Core Certification).
2. Kỹ năng:
2.1 Kỹ năng cứng
  • Kỹ năng phân tích, đánh giá về những tác động của các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội… đến môi trường marketing, về năng lực cạnh tranh, hoạt động của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường, cạnh tranh, sự thay đổi nhu cầu, hành vi của khách hàng.
  • Kỹ năng quản trị: hoạch định và điều hành các chiến lược và chương trình marketing.
  • Kỹ năng và tư duy sáng tạo, phát triển ý tưởng mới trong marketing.
2.2 Kỹ năng mềm
  • Phát triển tư duy chiến lược, khả năng suy luận.
  • Thương lượng, xử lý tình huống kinh doanh.
  • Khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm.
  • Lãnh đạo, khởi xướng: dẫn dắt một nhóm dự án hoặc công việc, thể hiện trách nhiệm, tư cách nghề nghiệp và kỹ năng tư vấn.
  • Giao tiếp đa phương tiện: nói, viết, thuyết trình, và sử dụng công nghệ điện tử hiện đại.
  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt trong các hoạt động giao tiếp, đàm phán, soạn thảo hợp đồng.
3. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp:
  • Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các qui định của cơ quan làm việc, có tính kỷ luật cao, lối sống lành mạnh.
  • Yêu nghề, có đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp.
  • Trách nhiệm với bản thân, công việc, nghề nghiệp và xã hội; có tinh thần phục vụ cộng đồng.
  • Trung thực, cầu tiến, tự tin, năng động và sáng tạo.
  • Có tinh thần hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp, với đối tác.