Chuyên ngành luật kinh doanh (Ngành luật)
Người học đã tốt nghiệp văn bằng đại học chính quy
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
- Kiến thức giáo dục đại cương: 12 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 59 tín chỉ
- Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ
- Tổng số tín chỉ: 81 tín chỉ
1. Kiến thức:
1.1 Kiến thức chung
- Kiến thức về lý luận kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn Việt Nam.
- Kiến thức liên ngành về quản lý kinh tế, trong đó bao gồm quản trị kinh doanh, quản trị học, nguyên lý kế toán, tài chính và tài chính công.
- Kiến thức về bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử đủ làm nền móng để hiểu biết tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Kiến thức về sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật, vai trò của nhà nước và pháp luật Việt Nam, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam.
- Kiến thức về các ngành/lĩnh vực pháp luật nền tảng tạo nên hệ thống pháp luật Việt Nam, các học thuyết, nguyên tắc, quan niệm của những lĩnh vực pháp luật nền tảng, có so sánh với pháp luật quốc tế.
- Kiến thức về nguyên tắc, giá trị của pháp luật và công lý, đặc biệt là sứ mệnh, vai trò tham gia giữ gìn công lý của của người hành nghề luật.
1.2 Kiến thức chuyên ngành
- Kiến thức cơ bản về pháp luật dân sự và tố tụng dân sự: quyền sở hữu, tài sản, hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; thủ tục giải quyết việc dân sự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, thi hành án dân sự; pháp luật lao động và pháp luật về hôn nhân gia đình.
- Kiến thức cơ bản về pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
- Kiến thức cơ bản về pháp luật hành chính và luật tố tụng hành chính; về thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo; về luật sư và công chứng; thừa phát lại; về công vụ, cán bộ, công chức; lương và chế độ đãi ngộ của cán bộ, công chức; về trách nhiệm bồi thường nhà nước; về trách nhiệm hành chính.
- Kiến thức về các lĩnh vực pháp luật kinh doanh, thương mại, bao gồm pháp luật công ty, luật hợp đồng thương mại, luật cạnh tranh, phá sản, giải quyết tranh chấp thương mại, pháp luật đất đai, môi trường, ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, thuế.
- Kiến thức về pháp luật quốc tế; tư pháp quốc tế; luật thương mại quốc tế; Luật so sánh và các kiến thức pháp lý liên quan đến hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hóa, ngoại giao.
1.3 Kiến thức bổ trợ
- Đạt chứng chỉ TOEIC 500 trở lên hoặc tương đương (tiếng Anh) hoặc trình độ DELF B1 (tiếng Pháp), đối với sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B2, đủ để đọc hiểu giáo trình pháp luật bằng tiếng Anh, đủ để viết được những bài luận pháp lý ngắn bằng tiếng Anh (legal briefings).
- Đạt yêu cầu về Giáo dục thể chất.
- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng.
- Có chứng chỉ tin học IC3 (Internet and Computing Core Certification).
2. Kỹ năng:
2.1 Kỹ năng cứng
Kỹ năng nghiên cứu
- Có các kỹ năng thực hành nghiên cứu cần thiết để nhận biết, nghiên cứu, đánh giá, khái quát hóa, tổng hợp các vấn đề sự kiện pháp lý (facts), vấn đề pháp lý (legal issues), các kỹ năng tìm ra luật (finding law), các kỹ năng biện luận áp dụng luật (legal reasoning).
- Kỹ năng tư duy phê phán (critical thinking)
- Phát hiện và nêu lên được các vấn đề pháp lý trong quá trình học tập, nghiên cứu.
- Vận dụng được kỹ năng lập luận pháp luật, bình luận, lựa chọn các giải pháp đối với vấn đề pháp lý xuất hiện.
- Tham gia phân tích có phê phán, đưa ra quyết định lựa chọn hợp lý trong các giải pháp.
- Suy nghĩ sáng tạo để giải quyết các vấn đề pháp lý, có năng lực khái quát hóa các phản ứng, ứng xử pháp luật thích hợp.
2.2 Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng viết và nói một cách chuyên nghiệp, thuyết phục, hiệu quả, phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau.
- Có năng lực hợp tác, làm việc nhóm một cách hiệu quả.
- Có năng lực quản lý bản thân thể hiện năng lực học tập và làm việc một cách độc lập; tự đánh giá năng lực và mức độ thực hiện của bản thân, biết cách sử dụng khai thác các góp ý của người khác một cách hợp lý để hỗ trợ phát triển cá nhân và nghề nghiệp của mình.
3. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp:
- Có cách tiếp cận, góc nhìn khác nhau, thậm chí mâu thuẫn và đa chiều, từ đó có năng lực quyết định các vấn đề pháp luật một cách cẩn trọng nhất.
- Có năng lực nhận biết, ứng xử phù hợp với trách nhiệm nghề nghiệp của một người hành nghề pháp luật, đóng góp vào việc giữ gìn công lý và cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng và cộng đồng.
- Phát triển năng lực một cách độc lập, để có thể đưa ra các quyết định, đánh giá một cách chuyên nghiệp