Luật hiến pháp và luật hành chính

Chương trình đào tạo Luật Hiến pháp và luật Hành chính được thiết kế nhằm cung cấp các kiến thức chuyên sâu và từng bước trang bị các kỹ năng hành nghề về Luật Hiến pháp và luật Hành chính, có nội dung gắn với thực tiễn, để hoạt động trong khu vực công và tư vấn pháp luật liên quan đến các khiếu nại, khiếu kiện tố tụng hành chính.

Người học đã có văn bằng tốt nghiệp Đại học

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Kiến thức chung: 17 tín chỉ

Kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 30 tín chỉ

Luận văn: 14 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 61 tín chỉ

1. Kiến thức

Được tích lũy một khối lượng kiến thức nâng cao về Luật học, pháp luật và phát triển và phương pháp nghiên cứu luật học tạo nền tảng đủ để hiểu biết các khía cạnh kinh tế, xã hội sau đây:
  • Kiến thức nâng cao về bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử Việt Nam đủ để hiểu hệ thống pháp luật Việt Nam.
  • Cũng cố và nâng cao kiến thức về sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật, vai trò của nhà nước và pháp luật Việt Nam, về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam.
  • Có kiến thức chuyên sâu về các học thuyết nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa lập hiến để từ đó có khả năng nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề của pháp luật Hiến pháp – Hành chính như vấn đề quản trị nhà nước tốt, các chủ đề quản lý nhà nước hiện đại như luật quản lý công sản và bồi thường Nhà nước, Luật và chính sách công, Luật quản lý quy hoạch và quản lý bất động sản...các kiến thức chuyên sâu về pháp luật hành chính và luật tố tụng hành chính, đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm phục vụ của nền công vụ trong một thế giới cạnh tranh năng động..
  • Có kiến thức tiếng Anh đủ tốt để đọc hiểu tài liệu bằng tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kỹ năng
  • Các kỹ năng thực hành nghiên cứu cần thiết để nhận biết, nghiên cứu, đánh giá, khái quát hóa, tổng hợp các vấn đề sự kiện pháp lý (facts), vấn đề pháp lý (legal issues), các kỹ năng tìm ra luật (finding law), các kỹ năng biện luận áp dụng luật (legal reasoning)
  • Các kỹ năng tư duy phê phán bao gồm:
  • Phát hiện và nêu lên được các vấn đề pháp lý trong quá trình học tập, nghiên cứu;
  • Vận dụng được kỹ năng lập luận pháp luận, bình luận, lựa chọn các giải pháp đối với vấn đề pháp lý xuất hiện,
  • Tham gia phân tích có phê phán, đưa ra quyết định lựa chọn hợp lý trong các giải pháp,
  • Suy nghĩ sáng tạo để giải quyết các vấn đề pháp lý, có năng lực khái quát hóa các phản ứng, ứng xử pháp luật thích hợp.

Học viên tốt nghiệp có thể công tác tại:

  • Cơ quan tư pháp (chuyên sâu xét xử các vụ việc hành chính)
  • Khu vực công: Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, bao gồm các cơ quan hành chính có thầm quyền chung (Chính phủ, UBND) đến các cơ quan chuyên môn (Bộ, Sở, Phòng, Ban)
  • Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp (cơ quan Đảng, các đoàn thể...)
  • Các đơn vị cung cấp dịch vụ công, các tổ chức sự nghiệp công, các đơn vị quản lý công sản.
  • Các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý khác