Năm 2021, bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu châu Á có sự góp mặt của 650 cơ sở giáo dục (so với 550 - năm 2020) trở thành bảng xếp hạng khu vực lớn nhất do QS công bố.
Đáng chú ý, năm 2020, Việt Nam có thêm 03 trường đại học lần đầu tiên góp mặt trong bảng xếp hạng này, ngoài 08 trường năm ngoái. Theo đó, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) lần đầu tiên góp mặt trên bảng xếp hạng và vào Top 601+ Trường Đại học tốt nhất Châu Á (Bảng xếp hạng QS châu Á). 
Điều này giúp nâng tầm danh tiếng học thuật của trường và đánh dấu một bước nhảy vọt, tạo nên lợi thế cạnh tranh khác biệt trên thị trường giáo dục quốc tế. Mục tiêu của UEH đến năm 2025 là trường đại học đa ngành, có uy tín trong khu vực châu Á, được xếp hạng trong bảng 500 trường đại học tốt nhất châu Á.
Giới thiệu về Bảng xếp hạng QS:
Bảng xếp hạng đại học thế giới QS (QS World University Rankings) là một trong những bảng xếp hạng uy tín nhất do tổ chức Quacquarelli Symonds (Anh Quốc) công bố. Bảng xếp hạng QS châu Á là một phụ bảng khu vực của bảng xếp hạng QS thế giới, đánh giá các trường đại học tốt nhất châu Á hàng năm. 
Với sự đánh giá từ các chuyên gia học thuật, các bên liên quan với dữ liệu lớn, QS xếp hạng các ĐH dựa trên 11 tiêu chí gồm: Danh tiếng về học thuật (30%); Danh tiếng nhà tuyển dụng (20%); Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%); Tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); Tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên (5%); Trích dẫn mỗi bài nghiên cứu được công bố (10%); Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%); Tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); Tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); Trao đổi sinh viên trong nước (2,5%); Trao đổi sinh viên học tại nước ngoài (2,5%).