Kế toán

Mục tiêu chung là đào tạo cho các nhà kinh tế, nhà quản trị, chuyên gia pháp lý và các chuyên gia quản lý hoạt động trong các lĩnh vực: quản lý, nghiên cứu, giảng dạy.
Sau khi hoàn tất chương trình, người học đạt được các tiêu chuẩn sau: Có kiến thức và năng lực hoạt động rộng và chuyên sâu cần thiết theo ngành và chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Người dự tuyển vào học chương trình đào tạo thạc sĩ Kế toán theo hướng nghiên cứu phải thỏa mãn các điều kiện của đối tượng đào tạo như sau:
  • Có bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành; hoặc Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc khối kinh tế (cần phải học bổ túc kiến thức để có đủ kiến thức cơ sở ngành) bao gồm các ngành: Quản trị, Tài chính, Ngân hàng, Thương mại, Ngoại thương.
  • Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo quy định tại thông tư số 10/TT-LB ban hành ngày 18/08/2003 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/08/1990 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
  • Các điều kiện dự tuyển khác theo Thông tư 15/2014 TT-BGDĐT, ngày 15 tháng 5 năm 2014 ban hành quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ giáo dục và đào tạo.
Theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kiến thức chung: 10 tín chỉ

  • Triết học
  • Tiếng Anh
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kế toán

Kiến thức chuyên ngành 

  • Nghiên cứu ứng dụng trong kế toán
  • Kế toán tài chính cao cấp 1
  • Kế toán tài chính cao cấp 2
  • Kế toán quản trị cao cấp
  • Hệ thống thông tin kế toán cao cấp
  • Kế toán công nâng cao
  • Kiểm toán cao cấp
  • Quản trị chiến lược
  • Điều tra gian lận trong kế toán
  • Thiết kế nghiên cứu kế toán

Tự chọn

  • Lý thuyết kế toán
  • Kế toán quốc tế
  • Quản trị rủi ro tài chính
  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp 
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
  • Hợp nhất, sát nhập và cấu trúc doanh nghiệp
  • Quản trị chất lượng
  • Thị trường và các định chế tài chính
  • Công cụ phái sinh và quản trị rủi ro
  • Thuế doanh nghiệp

Luận văn: 14 tín chỉ

Tổng cộng: 60 tín chỉ

Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Tài chính-Ngân hàng chuyên ngành Tài chính có năng lực đảm nhiệm các vị trí ở các công ty và các định chế tài chính-ngân hàng: chuyên gia phân tích và hoạch định tài chính, chuyên gia phân tích đầu tư và môi giới chứng khoán, chuyên gia quản trị và định giá tài sản tài chính, chuyên gia phân tích và thiết lập các chương trình quản trị rủi ro, chuyên gia thiết lập các mô hình tài chính và sản phẩm tài chính phái sinh, chuyên gia tín dụng và đầu tư, chuyên gia kinh doanh ngoại hối, chuyên gia quản lý và kinh doanh vốn, chuyên gia tư vấn tài chính tại các cơ quan như: các doanh nghiệp, các định chế ngân hàng và tài chính, các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế.