KHOA HỌC - GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

[Podcast] Giáo dục tài chính: Vai trò của các bên liên quan tại khu vực Mekong

Hiểu biết tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ ổn định tài chính và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Giáo dục tài chính là một công cụ hiệu quả trong việc cải thiện mức độ hiểu biết tài chính, đặc biệt trong giai đoạn thanh thiếu niên và trẻ em. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc Phân hiệu Vĩnh Long của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH Mekong) sẽ cung cấp thêm thông tin cho các bên liên quan về mức độ hiểu biết tài chính của học sinh THPT tại khu vực Mekong, từ đó hình thành các chính sách giáo dục và chương trình giảng dạy phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết về tài chính cho giới trẻ Việt Nam.

KHOA HỌC - GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

[Podcast] Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên

Động lực học tập không chỉ là yếu tố cốt lõi quyết định hiệu suất học tập mà còn góp phần định hình sự phát triển cá nhân của sinh viên trong môi trường giáo dục hiện đại. Tại Phân hiệu Vĩnh Long của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH Mekong), việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập mang ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Để làm rõ nội hàm của “động lực”, trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong đã nghiên cứu và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp thúc đẩy, tạo môi trường học tập hiệu quả cho sinh viên.

KHOA HỌC - GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

[Podcast] Phân tích các yếu tố tác động đến ý định mua thực phẩm của sinh viên tại UEH Mekong

Hành vi tiêu dùng thực phẩm của sinh viên đang trở thành một chủ đề được quan tâm trong bối cảnh thay đổi xu hướng sống xanh và lành mạnh. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc Phân hiệu Vĩnh Long của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH Mekong) đã xác định năm yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm của sinh viên: tác động môi trường, chất lượng thực phẩm, sức khỏe, sự tiện lợi và giá cả. Sử dụng dữ liệu từ 230 sinh viên cùng các phương pháp phân tích tiên tiến như Cronbach’s Alpha, EFA và hồi quy. Nghiên cứu không chỉ giúp hiểu rõ hơn hành vi mua sắm của sinh viên mà còn mang lại các gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng trẻ, đầy tiềm năng này.

KHOA HỌC - GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

[Podcast] Mô hình Campus thích ứng – Giải pháp dành cho Mekong bền vững

[Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long] – Chủ đề “Mô hình Campus thích ứng – Giải pháp dành cho Mekong bền vững” đã được bàn luận trong chương trình “Chuyện hôm nay” của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long với sự tham gia của các diễn giả: PGS.TS. Trịnh Tú Anh – Viện trưởng Viện đô thị thông minh và quản lý (ISCM), Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Minh Quang – Viện đô thị thông minh và quản lý; ThS. Đỗ Hữu Nhật Quang – Đồng sáng lập Công ty Tư vấn Công trình Xanh GreenViet.

KHOA HỌC - GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

[Postcast] Sự ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến ý định mua sắm sản phẩm thời trang bền vững trực tuyến

Thời trang bền vững đang nổi lên như một xu hướng toàn cầu, nhưng việc thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là một thách thức lớn. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và vai trò của tiếp thị người ảnh hưởng đã được chứng minh là yếu tố quan trọng định hình ý định mua sắm thời trang bền vững trực tuyến tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc Phân hiệu Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long (UEH Vĩnh Long) đã phân tích và cung cấp cái nhìn sâu hơn giúp các nhà bán lẻ thời trang đưa ra chiến lược cân bằng giữa đạo đức kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận trong thời đại công nghệ số lên ngôi.

KHOA HỌC - GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

[Podcast] Đào tạo nhân lực Mekong tương lai: Trao quyền hành động bền vững

[Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long] – Chủ đề “Đào tạo nhân lực Mekong tương lai: Trao quyền hành động bền vững” đã được bàn luận trong chương trình “Chuyện hôm nay” của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long với sự tham gia của 2 diễn giả: PGS.TS. Bùi Quang Hùng – Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, chuyên gia dự báo nhân lực.

KHOA HỌC - GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

[Podcast] Nâng cao chất lượng báo cáo tích hợp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua khai thác tiềm năng của kế toán điều tra mạng

Chất lượng báo cáo tích hợp không chỉ phản ánh sự minh bạch và hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Nhận thức được tầm quan trọng này, nhóm tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng báo cáo tích hợp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua khai thác tiềm năng của kế toán điều tra mạng”. Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích cách kế toán điều tra mạng có thể tác động đến chất lượng của báo cáo tích hợp trong doanh nghiệp.

KHOA HỌC - GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

[Podcast] Tác động của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục đại học

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang có tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Việc ứng dụng AI trong dạy và học mang đến nhiều cơ hội và thách thức, hứa hẹn thay đổi cách thức chúng ta tiếp thu và truyền tải kiến thức. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc Phân hiệu Vĩnh Long của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH Vĩnh Long) đã đưa ra các khái niệm tổng quan về AI, đồng thời nêu ra các tác động của AI trong dạy và học tại Việt Nam. Ngoài ra, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình AI trong giáo dục bao gồm 4 giai đoạn: giảng dạy, phân tích, kiểm tra và đánh giá. Mô hình này thúc đẩy cá nhân hóa trải nghiệm học tập, tối ưu hóa thời gian cho giảng viên và nâng cao chất lượng giảng dạy trong môi trường giáo dục đại học.

KHOA HỌC - GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

[Postcast] Tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông thúc đẩy nông nghiệp kỹ thuật số: Bài học từ Việt Nam và Indonesia

Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đang mở ra những cơ hội đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt ở các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc lớn vào sản xuất nông nghiệp như Việt Nam và Indonesia. Sự kết hợp giữa công nghệ và kinh tế số không chỉ tạo động lực cho sản xuất bền vững mà còn tăng khả năng cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bài nghiên cứu này, tác giả thuộc Phân hiệu Vĩnh Long của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH Vĩnh Long) đã chỉ ra cách Việt Nam và Indonesia áp dụng ICT vào phát triển nông nghiệp, từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách thiết thực nhằm thúc đẩy quá trình số hóa của lĩnh vực này.