CUỘC SỐNG UEH

Hội nghị Cải tiến chất lượng đào tạo UEH giai đoạn 2025-2030: Định hướng chiến lược cho sự phát triển bền vững

Hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo uy tín học thuật và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức thành công Hội nghị Cải tiến chất lượng đào tạo giai đoạn 2025-2030 vào sáng ngày 6/6/2025.

CUỘC SỐNG UEH MEKONG

UEH Mekong tham gia chương trình Summer Camp tại Thái Lan 2025: Kết nối tri thức và trải nghiệm quốc tế

Vào sáng ngày 02/6/2025, đoàn sinh viên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã chính thức khởi hành tham gia chương trình Summer Camp quốc tế tại Thái Lan, diễn ra từ ngày 02/6 đến ngày 12/6/2025. Nhằm giao lưu học thuật và trao đổi sinh viên thường niên giữa Viện Công nghệ Thông minh và Tương tác (3I) và Đại học Công nghệ Rajamangala Lanna (RMUTL) - Thái Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược quốc tế hóa giáo dục đại học.

CUỘC SỐNG UEH

Chào mừng Đại hội Đảng bộ UEH lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030: Chiến lược Nghiên cứu & chuyển giao tri thức UEH 2011-2025 - Từ Công bố quốc tế đến Nghiên cứu vì sự phát triển bền vững của cộng đồng

Giai đoạn 2011-2025 ghi dấu một bước tiến chiến lược của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) trên hành trình nghiên cứu và chuyển giao tri thức: từ việc tập trung công bố quốc tế đến định hướng nghiên cứu phục vụ phát triển bền vững cho cộng đồng. Đây chính là cách UEH khẳng định vai trò của một đại học đa ngành – luôn sáng tạo, kết nối và phụng sự vì một Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.

CUỘC SỐNG UEH

Chào mừng Đại hội Đảng bộ UEH lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030: Chiến lược Đào tạo UEH 2011-2025 - Hành trình 15 năm kiến tạo thế hệ nhân lực từ "Global" đến "Glo-cal"

15 năm không ngừng chuyển mình, từ khát vọng hội nhập đến định hình bản sắc riêng trong triết lý giáo dục – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã và đang viết nên hành trình đào tạo mang tầm nhìn dài hạn – từ “Global” đến “Glo-cal”. Từng bước hình thành những thế hệ công dân toàn cầu - hành động địa phương: am hiểu thế giới, thấu cảm cộng đồng, sẵn sàng phụng sự cho sự phát triển bền vững ở phạm vi quốc gia lẫn toàn cầu. Đây không chỉ là một chiến lược đào tạo, mà là hành trình khẳng định sứ mệnh của một đại học tiên phong trong kỷ nguyên tri thức.

CUỘC SỐNG UEH

[Research Contribution] Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu trường hợp Đồng bằng Sông Cửu Long

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) không chỉ là công cụ đánh giá hiệu quả quản lý kinh tế của các địa phương, mà còn là yếu tố quyết định trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong bối cảnh chuyển dịch dòng vốn toàn cầu và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng môi trường đầu tư, PCI ngày càng khẳng định vai trò chiến lược của mình trong phát triển kinh tế địa phương. Nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về tác động của PCI đối với FDI tại Đồng bằng sông Cửu Long, qua đó đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực.

CUỘC SỐNG UEH

[Research Contribution] Phát triển bền vững tại Việt Nam: Hành trình đến phát thải ròng bằng “0”

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, trong đó giảm phát thải khí nhà kính là một trong những ưu tiên chiến lược hàng đầu. Tuy nhiên, trên con đường tiến đến phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero), Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ và không ngừng nghỉ từ tất cả các bên liên quan. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) sẽ phân tích thực trạng phát thải tại Việt Nam, đồng thời tham chiếu các mô hình thành công từ các quốc gia như Mỹ, Singapore và các nước thuộc Liên minh châu Âu, qua đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.

CUỘC SỐNG UEH

[Research Contribution] Vai trò quyết định của con người Việt Nam trong việc đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số với cơ hội lớn từ Cách mạng công nghiệp 4.0, song cũng đối mặt với thách thức về thể chế, nhân lực và môi trường. Chuyển đổi số, kinh tế xanh và đổi mới sáng tạo là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây ra bất cập trong sở hữu tư liệu sản xuất số, quản lý nhân lực và phân phối lợi ích. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam cần tiên phong cải cách thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy đổi mới sáng tạo để đảm bảo phát triển công bằng, hiệu quả. Cùng tìm hiểu nghiên cứu của tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) về “Vai trò quyết định của con người Việt Nam trong việc đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên mới của dân tộc”.

KHOA HỌC - GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

[Research Contribution] Phân tích phản hồi sinh viên theo hướng tiếp cận học máy

Phản hồi của sinh viên là nguồn dữ liệu quan trọng giúp các cơ sở giáo dục cải thiện chất lượng giảng dạy và môi trường học tập. Tuy nhiên, với khối lượng dữ liệu lớn và tính đa dạng của ngôn ngữ tự nhiên, việc phân tích phản hồi theo phương pháp truyền thống gặp nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đó, học máy (Machine Learning) nổi lên như một giải pháp tiềm năng, giúp tự động hóa việc phân loại, đánh giá và trích xuất thông tin quan trọng từ phản hồi sinh viên. Vì thế, trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc Phân hiệu Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long (UEH Mekong) đã chỉ ra các cách tiếp cận học máy trong phân tích phản hồi sinh viên trong và ngoài nước, xác định các xu hướng và hạn chế đang tồn tại để đưa ra những kiến nghị kịp thời nhằm cải thiện và định hướng các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.

CUỘC SỐNG UEH

[Research Contribution] Can thiệp ngoại hối trong khuôn khổ chính sách tiền tệ mục tiêu lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi

Vai trò của can thiệp ngoại hối trong điều hành chính sách tiền tệ là một vấn đề có nhiều tranh cãi đang diễn ra, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi theo khuôn khổ mục tiêu lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ. Tham khảo nghiên cứu của tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) để hiểu rõ hơn về vấn đề này!