CUỘC SỐNG UEH

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) giữa Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)

Sáng ngày 25/11/2022, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác (MoU) giữa Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã được diễn ra tại Phòng B1.1001 Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự hợp tác lâu dài và bền vững giữa hai bên trong nghiên cứu khoa học, hoạt động giảng dạy và trao đổi chuyên gia.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Thách Thức Pháp Lý Và Giải Pháp Bảo Hộ Tác Phẩm Từ AI – Phần 2: Thách Thức Pháp Lý Và Giải Pháp Bảo Hộ Tác Phẩm Từ AI Tại Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đang ngày càng thúc đẩy những bước phát triển quan trọng trong công nghệ và kinh doanh. Nó được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, và tác động đến hầu hết các khía cạnh của việc sáng tạo. Sự sẵn có của một lượng lớn dữ liệu đào tạo và những tiến bộ trong khả năng tính toán cao với giá cả phải chăng đang thúc đẩy sự phát triển của AI. Do đó, AI được xem là động lực cho sự phát triển kinh tế cả trên phạm vi thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, thì AI cũng mang lại một số thách thức về pháp lý và xã hội khi hầu hết nguyên tắc pháp lý hiện nay mới chỉ xoay quanh chủ thể là “con người tự nhiên” (natural person). Phần 2 của bài viết sẽ tập trung làm rõ những thách thức pháp lý và giải pháp xây dựng một hệ thống pháp luật nhằm bảo hộ các sản phẩm được tạo ra từ những chương trình máy tính này.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Bảo Hộ Tác Phẩm Từ AI – Xu Hướng Mới Tại Việt Nam Trong Kỷ Nguyên Số – Phần 1: Những Vấn Đề Phát Sinh Giữa AI Và Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đang ngày càng thúc đẩy những bước phát triển quan trọng trong công nghệ và kinh doanh. Nó được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, và tác động đến hầu hết các khía cạnh của việc sáng tạo. Sự sẵn có của một lượng lớn dữ liệu đào tạo và những tiến bộ trong khả năng tính toán cao với giá cả phải chăng đang thúc đẩy sự phát triển của AI. Do đó, AI được xem là động lực cho sự phát triển kinh tế cả trên phạm vi thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, thì AI cũng mang lại một số thách thức về pháp lý và xã hội khi hầu hết nguyên tắc pháp lý hiện nay mới chỉ xoay quanh chủ thể là “con người tự nhiên” (natural person). Phần 1 của bài viết sẽ tập trung phân tích về những vấn đề phát sinh hiện nay giữa AI với pháp luật về sở hữu trí tuệ (IP) dựa trên kinh nghiệm quốc tế.

CUỘC SỐNG UEH

Báo cáo pháp luật “Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và cập nhật những điểm mới của Luật lao động, Luật BHXH hiện nay”

Thực hiện chương trình hoạt động Công đoàn UEH năm 2022, ngày 31/5 vừa qua, tại Hội trường A.116, Công đoàn UEH đã tổ chức buổi Báo cáo pháp luật “Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và cập nhật những điểm mới của Luật lao động, Luật BHXH hiện nay” với sự tham dự của gần 400 viên chức, người lao động UEH.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Cải Cách Pháp Luật Đáp Ứng Nhu Cầu Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân Trong Chuyển Đổi Số

Sự bùng nổ của các thành tựu công nghệ đặt ra nhiều vấn đề về quyền riêng tư cá nhân, do lượng lớn dữ liệu mà các công nghệ này sử dụng trực tiếp đến từ thông tin cá nhân của người dùng. Bài viết này nhằm chỉ ra nhu cầu điều chỉnh về mặt pháp lý đối với việc tiếp nhận thông tin và xử lý dữ liệu cá nhân trên cơ sở đánh giá tổng quan các quy định pháp luật hiện hành, đối sánh với các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của một số nước trên thế giới. Nhóm tác giả đề xuất hai nhóm nguyên tắc lập quy nhằm cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành theo hướng thống nhất ghi nhận quyền nhân thân đối với thông tin cá nhân, tách bạch cơ chế điều chỉnh giữa quan hệ xử lý dữ liệu cá nhân với dữ liệu công nghiệp, trung hòa xung đột thông qua cơ chế quy chuẩn, kiểm định, đánh giá tín nhiệm số đối với các chủ thể xử lý dữ liệu.

CUỘC SỐNG UEH

Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh khóa 53 dành cho viên chức, đảng viên thuộc đối tượng 4 của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2018

Thể hiện sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; tiếp tục Quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. Nhằm Bồi dưỡng những quan điểm, đường lối quốc phòng - an ninh về chiến lược kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Chiều ngày 11/9/2018, tại Cơ sở 59C, Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh (HĐGDQP&AN) quận 3 phối hợp cùng với UEH tổ chức Khai giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh Khóa 53 cho viên chức, Đảng viên thuộc đối tượng 4 của UEH năm 2018.

CUỘC SỐNG UEH

Hội thảo quốc tế thường niên về lý thuyết và thực tiễn trong kinh doanh (iCOB 2024)

Với mong muốn tạo ra diễn đàn cho các học giả và chuyên gia từ mọi lĩnh vực kinh doanh chia sẻ kết quả nghiên cứu mới nhất, trao đổi ý tưởng nghiên cứu liên ngành, và tạo cơ hội kết nối, hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, chuyên gia, và doanh nghiệp trong việc chuyển giao các dự án nghiên cứu; ngày 21-22/11/2024 vừa qua, Trường Kinh doanh UEH đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Lý thuyết và Thực tiễn trong Kinh doanh (International Conference of Business Theories & Practices – iCOB 2024).

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Tác động của mạng xã hội lên bong bóng giá cổ phiếu: Bài học từ trường hợp GameStop

Bong bóng cổ phiếu GameStop đã tạo nên làn sóng quan tâm toàn cầu về cách mà mạng xã hội ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Sự kiện này đã tiết lộ tiềm năng các cộng đồng trực tuyến trong việc đẩy giá cổ phiếu thông qua hành vi đầu tư bộc phát và lan truyền. Trong bài nghiên cứu này, tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã chỉ ra tác động của mạng xã hội đối với bong bóng giá cổ phiếu thông qua trường hợp GameStop, đồng thời giúp hiểu rõ hơn về sức mạnh và nguy cơ của mạng xã hội trong bối cảnh tài chính hiện đại.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Tác động của lãnh đạo chuyển đổi đến hành vi đổi mới của nhân viên: Vai trò trung gian của bầu không khí đổi mới và vai trò điều tiết của trao quyền tâm lý

Có rất ít nghiên cứu đánh giá hành vi đổi mới của nhân viên dưới góc độ toàn diện bao trùm các cấp trong tổ chức, cụ thể như cấp độ tổ chức, lãnh đạo và cấp độ nhân viên. Tập đoàn nhà nước thường có vai trò quan trọng trong việc định hình nền kinh tế quốc gia và có tiềm năng đối với sự đổi mới, tuy nhiên, sự hiểu biết về những yếu tố đặc thù của tập đoàn này có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới vẫn còn hạn chế. Bằng việc xem xét hành vi đổi mới của nhân viên trong các tập đoàn nhà nước, nghiên cứu “Hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên: Vai trò của lãnh đạo chuyển đổi và trao quyền tâm lý” của nhóm tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã đóng góp thêm sự hiểu biết về hành vi đổi mới của nhân viên tại các tổ chức công - những đơn vị vốn thu hút khá ít sự quan tâm.