Hội thảo cơ sở lý luận, phương pháp luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu quốc tế hóa giáo dục Việt Nam tại UEH thu hút nhiều “cây đại thụ” của ngành giáo dục

27 tháng 08 năm 2018

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục Việt Nam theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo, sáng ngày 24/8/2018, tại Phòng A.205 và A.204, Cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức Hội thảo cơ sở lý luận, phương pháp luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu quốc tế hóa giáo dục Việt Nam, thu hút nhiều chuyên gia là “đại thụ” của ngành giáo dục trong và ngoài nước.

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục Việt Nam theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo, sáng ngày 24/8/2018, tại Phòng A.205 và A.204, Cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức Hội thảo cơ sở lý luận, phương pháp luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu quốc tế hóa giáo dục Việt Nam, thu hút nhiều chuyên gia là “đại thụ” của ngành giáo dục trong và ngoài nước.

Hội thảo vinh dự có sự tham gia của GS.TS. Trần Hồng Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hiệp hội các trường Cao đẳng - Đại học ở Việt Nam; GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Ông Danny Whitehead - Quyền Giám đốc Hội đồng Anh, Việt Nam; TS. Nguyễn Quang Việt - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp; GS. Yi Chen Lan - Phó Hiệu trưởng Đại học Western Sysney; GS.TS. Nguyễn Thanh Phương - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ, Đại biểu quốc hội; PGS.TS. Hồ Thanh Phong - Nguyên hiệu trưởng Đại học Quốc tế; TS. Phan Thanh Định - Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Bà Hồ Đắc Hải Miên - Phó GĐ Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học quốc gia TP.HCM cùng lãnh đạo các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng; Nghiên cứu sinh trong và ngoài nước quan tâm. Về phía UEH, có GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Hiệu trưởng, GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng, lãnh đạo các đơn vị.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Đông Phong cho rằng: “Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa là xu thế tất yếu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Việc nghiên cứu quốc tế hóa giáo dục qua đó gợi mở, kiến tạo xây dựng mô hình quốc tế hóa đáp ứng xu thế hiện nay là hoạt động vô cùng cần thiết. Hội thảo là nơi để các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước chia sẻ, thảo luận các kết quả nghiên cứu quốc tế hóa giáo dục Việt Nam, đóng góp ý tưởng, giải pháp có cơ sở, lý thuyết, góp phần hoàn thiện chính sách thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.”

GS.TS. Nguyễn Đông Phong phát biểu khai mạc

Hội thảo đã nhận được 30 bài tham luận, trong đó có 11 bài được chọn trình bày. Hội thảo gồm một phiên toàn thể và hai phiên chuyên đề với các chủ đề chính như thông lệ, mô hình quốc tế hóa giáo dục phổ thông, đào tạo nghề; thông lệ, mô hình quốc tế hóa tại cơ sở giáo dục đại học; chiến lược chính sách quốc tế hóa chương trình đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu công bố quốc tế; trao đổi sinh viên; thu hút sinh viên, học giả quốc tế; nghiên cứu công bố quốc tế; kiểm định xếp hạng khu vực và quốc tế; các rào cản và những đề xuất về chính sách, giáo dục phổ thông, nghề nghiệp, đại học; Elearning; các kỹ năng cần thiết của người học trong thế kỷ 21 ở các cấp học.

Tại Hội thảo, Ông Danny Whitehead - Quyền Giám đốc Hội đồng Anh, Việt Nam trình bày nội dung “Thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục”, qua đó có thể thấy một số thách thức quốc tế hóa giáo dục tại Việt Nam và sự hỗ trợ của Hội đồng Anh trong việc thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục.

Ông Danny Whitehead - Quyền Giám đốc Hội đồng Anh, Việt Nam trình bày nội dung “Thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục”

Xuất phát từ việc xây dựng được khung phân tích tổng quát cho quốc tế hóa giáo dục Việt Nam trong điều kiện thực tiễn hiện nay và trong tương lai là cơ sở, nền tảng cho quá trình quốc tế hóa giáo dục Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH đã nghiên cứu và trình bày tham luận Khung phân tích quốc tế hóa giáo dục Việt Nam tại Hội thảo.

GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH trình bày tham luận Khung phân tích quốc tế hóa giáo dục Việt Nam tại Hội thảo

TS. Nguyễn Quang Việt trình bày tham luận Quốc tế hóa giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng: Khung trình độ, Công nhận lẫn nhau, Bảo đảm chất lượng, Hài hòa hóa tiêu chuẩn.

TS. Phan Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm TP.HCM trình bày tham luận Những thử thách cho đào tạo giáo viên Việt Nam nhằm đáp ứng thay đổi trong chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận thế giới

GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội trình bày nội dung “Hội nhập quốc tế và giáo dục đại học”

Phần trình bày tham luận vào trao đổi của đại biểu, các nhà khoa học trong phiên chuyên đề

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Cơ quan báo chí truyền thông đưa tin: Báo Thanh niên online

Tin, Ảnh: Phòng Truyền thông và quan hệ công chúng.

Chia sẻ