CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Vai trò của lãnh đạo cấp cao đối với hành vi ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Sự ủng hộ của tổ chức, sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao đóng vai trò quan trọng, có tác động đến ý định hành vi ngân hàng xanh của người lao động. Đây là kết quả nghiên cứu của tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) thực hiện nhằm tìm hiểu vai trò của lãnh đạo cấp cao đối với hành vi ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số hàm ý quản trị cho các lãnh đạo tại các ngân hàng.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Nhận diện hành vi gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Báo cáo tài chính (BCTC) là nguồn cung cấp thông tin cho người sử dụng để ra các quyết định kinh tế. BCTC bị gian lận tạo ra các thông tin sai lệch sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin, làm họ gánh chịu các tổn thất khi đầu tư hoặc cho vay, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của thị trường chứng khoán và nền kinh tế nói chung. Vì vậy nghiên cứu về gian lận BCTC của tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) là cần thiết để nhận diện các đặc điểm của doanh nghiệp có gian lận, cách thức gian lận cũng như mục tiêu gian lận.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Công nghệ thông tin – truyền thông và sự ổn định của hệ thống ngân hàng

Sự ổn định của hệ thống ngân hàng là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, câu hỏi liệu rằng xu hướng chạy đua về công nghệ thông tin và truyền thông đang gia tăng chóng mặt có tác động như thế nào đến sự ổn định của ngành tài chính ngân hàng vẫn chưa được sáng tỏ. Nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã tìm hiểu vai trò của việc đầu tư vào công nghệ thông tin – truyền thông đến sự ổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Thanh khoản dư thừa và sự ổn định ngân hàng – Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản theo Basel III tại Việt Nam

Đề tài đặt ra vấn đề đáng quan tâm hiện nay về ảnh hưởng của dư thừa thanh khoản đến sự ổn định ngân hàng. Việc gia tăng thanh khoản đi kèm với nhu cầu giảm có thể dẫn đến mức độ dư thừa cao hơn, làm cho ngân hàng bất ổn hơn. Kết quả nghiên cứu của tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) cung cấp bằng chứng thực nghiệm quan trọng về tác động bất lợi tiềm tàng của thanh khoản dư thừa đối với ổn định ngân hàng nhằm đề xuất các hàm ý chính sách cũng như giải pháp cung ứng thanh khoản khi khủng hoảng xảy ra tại Việt Nam, từ đó điều hoà tài sản thanh khoản theo đúng yêu cầu của Basel III được áp dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009 (GFC).

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Vai trò của chính sách vĩ mô thận trọng đối với tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã và đang trải qua các chu kỳ bùng nổ về tín dụng và giá tài sản – một trong những nguyên nhân từng dẫn đến khủng hoảng tài chính. Để hạn chế tác động tiêu cực có thể xảy ra do chu kỳ bùng nổ tín dụng, các nhà làm chính sách đã sử dụng các chính sách vĩ mô thận trọng (Macroprudential Policy) như là tuyến phòng thủ đầu tiên để chống lại các rủi ro bất ổn tài chính. Nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách vĩ mô thận trọng đến tăng trưởng tín dụng, chu kỳ tăng trưởng tín dụng, và phân bổ tín dụng tại thị trường Việt Nam.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam

Gần đây, trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã xuất hiện nhiều vụ tranh chấp có liên quan đến môi giới chứng khoán (MGCK). Hiện nay, pháp luật về hoạt động MGCK tương đối hoàn thiện về mặt khung pháp lý, tuy nhiên, dù pháp luật có chặt chẽ đến đâu cũng không thể bao quát được hết các trường hợp. Trong phạm vi bài báo này, tác giả đã khái quát về hoạt động MGCK tại Việt Nam. Thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, bao gồm luật, nghị định, thông tư, bài nghiên cứu đánh giá những bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật của nghiệp vụ MGCK. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động MGCK ở nước ta.

CUỘC SỐNG UEH

Hội thảo SRS Khoa Ngân Hàng: Quản trị đa văn hoá trong lĩnh vực ngân hàng

Trong thời đại toàn cầu hoá, khả năng giao tiếp và thấu hiểu lẫn nhau trong một môi trường đa văn hoá là chìa khoá để quản trị thành công một tổ chức. Các nhà quản lý trong các công ty đa quốc gia cần giao tiếp hiệu quả với nhân viên và khách hàng từ các nền văn hóa khác nhau để hoàn thành sứ mệnh của tổ chức và xây dựng giá trị cho các bên liên quan. Điều này xảy ra ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và ngành ngân hàng không phải là một ngoại lệ.

CUỘC SỐNG UEH

Nhìn lại hành trình Tháng thanh niên 2022 cùng Đoàn khoa Tài chính công - New Youth New Life: Thanh niên mới trong thời đại mới

Những thay đổi từ phong cách sống đến lối sống bình thường mới sau đại dịch, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đòi hỏi đoàn viên, thanh niên UEH phải thích nghi và thay đổi kịp thời. Nắm bắt được xu hướng đó, nhân Tháng Thanh niên 2022, Đoàn khoa Tài chính công đã phát động chương trình NEW YOUTH - NEW LIFE với diễn đàn thời đại mới và buổi Talkshow trực tiếp nhằm lắng nghe những tâm tình, những chia sẻ đầy thú vị của các thanh niên mới.

CUỘC SỐNG UEH

CTELG Talk kỳ 2: “Định giá sáng chế tại Việt Nam: Pháp luật và thực thi”

Với tinh thần Dấn thân phụng sự cộng đồng - Lan toả tri thức, ngày 18/5/2022 vừa qua, Trung tâm Kinh tế, Luật và Quản lý (CTELG) thuộc Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (CELG-UEH), đã tiếp nối kỳ 2 của Chuỗi sự kiện CTELG Talk Series với chủ đề “Định giá sáng chế tại Việt Nam: Pháp luật và thực thi”. Chương trình có sự góp mặt của gần 80 đại biểu là các chủ tịch, tổng giám đốc, nhà quản lý, các thẩm định viên về giá tại các công ty thẩm định giá; giám đốc bộ phận tư vấn định giá của các công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, ngân hàng; giảng viên; luật sư và các nhà quản trị tài sản trí tuệ tại doanh nghiệp.

CUỘC SỐNG UEH

Seminar SRS2022 kỳ 2: “Does corruption impact the demand for bank credit? A study of discouraged borrowers in Asian developing countries”.

Trong khuôn khổ Chuỗi tọa đàm Khoa học năm 2022, ngày 04/04 vừa qua, Khoa Ngân hàng, Trường Kinh doanh UEH đã tổ chức Seminar kì 2 (SRS2022) với chủ đề: “Does corruption impact the demand for bank credit? A study of discouraged borrowers in Asian developing countries” dưới sự trình bày của diễn giả: TS. Vũ Thị Lệ Giang. Seminar đã thu hút được gần 30 người tham dự kết hợp online qua Webex và offline tại B1.204 gồm: Ban tổ chức; Giảng viên/viên chức SOB; Giảng viên/viên chức UEH quan tâm; NCS, HV cao học, sinh viên quan tâm.