Hội thảo: Kinh tế học sức khỏe (Health Economics) là gì và có thể làm gì cho sức khỏe?
21 tháng 10 năm 2014
Ngày 27/02/2014, Khoa Kinh tế đã tổ chức chương trình hội thảo định kỳ hàng tuần Small Talks Big Ideas với chủ đề: Kinh tế học sức khỏe (Health Economics) là gì và có thể làm gì cho sức khỏe? Báo cáo viên là ThS. Hồ Hoàng Anh, giảng viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 27/02/2014, Khoa Kinh tế đã tổ chức chương trình hội thảo định kỳ hàng tuần Small Talks Big Ideas với chủ đề: Kinh tế học sức khỏe (Health Economics) là gì và có thể làm gì cho sức khỏe? Báo cáo viên là ThS. Hồ Hoàng Anh, giảng viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Nếu như Adam Smith thường được ghi nhận là cha đẻ của kinh tế học hiện đại với tác phẩm “Sự giàu có của các quốc gia” (The Wealth of Nations), thì Kenneth Arrow, nhà kinh tế học được trao giải Nobel Kinh tế học năm 1972, vẫn thường được xem là cha đẻ của kinh tế học sức khỏe với công trình nghiên cứu năm 1963 mang tên “Tính bất định và kinh tế học phúc lợi của chăm sóc sức khỏe” (Uncertainty and the Welfare Economics of Medical Care). Từ đó đến nay, lĩnh vực nghiên cứu kinh tế học sức khỏe đã phát triển nở rộ và ngày càng trở nên quan trọng cùng với sự gia tăng nhanh chóng của tỷ trọng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe trong tổng thu nhập của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, so với nhiều lĩnh vực kinh tế học khác thì kinh tế học sức khỏe vẫn còn là một chủ đề khá mới mẻ ở Việt Nam đối với cộng đồng kinh tế học nói riêng và công chúng nói chung.
Có hai lý do tiềm năng có thể giải thích cho tính mới mẻ tương đối này của kinh tế học sức khỏe ở Việt Nam.
Thứ nhất, đối với các nhà kinh tế học nói riêng, sức khỏe có lẽ chẳng có gì đặc biệt để phải dành riêng cho nó một nhánh nghiên cứu mang tên kinh tế học sức khỏe. Hãy đến các bệnh viện hay phòng khám, người ta vẫn bỏ tiền ra mua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ các nhà cung ứng bình thường như các hàng hóa và dịch vụ khác (có thể còn có mặc cả!). Khoa học kinh tế không cần phải có kinh tế học sức khỏe cùng một lý do như nó không cần có kinh tế học hạt tiêu hay kinh tế học cắt tóc!
Thứ hai, tự cổ chí kim sức khỏe vẫn được xem là vô giá, và tính mạng con người thì càng là vô giá. Đối với xã hội nói chung, chữa bệnh là một công việc đạo đức và thiêng liêng, và xã hội chỉ trao nhiệm vụ cao cả này cho một nhóm người duy nhất: Các môn đệ của Hippocrates! Rõ ràng là từ ngàn xưa, các môn đệ của Adam Smith đã không được xã hội giao phó bất cứ một công việc gì liên quan đến nhiệm vụ cao cả này. Sức khỏe là việc của các bác sĩ vốn dĩ được đào tạo để cứu người, không phải là việc của các nhà kinh tế học vốn dĩ được đào tạo chỉ để tính toán các mức giá.
Trong bài thuyết trình của mình, ThS. Hồ Hoàng Anh đã phản bác lại hai luận điểm trên và lý giải (1) tại sao sức khỏe xứng đáng một ngành kinh tế học riêng biệt, và (2) kinh tế học sức khỏe có thể làm gì cho sức khỏe?
Xem bài trình bày chi tiết tại đây.
Toàn cảnh Hội thảo
Đông đảo CBVC, học viên và sinh viên tham dự
ThS. Hồ Hoàng Anh trình bày những nội dung chính của chủ đề
Tham gia tranh luận với báo cáo viên
Tin: Khoa Kinh tế; Ảnh: Phòng CTCT
Chia sẻ