[Podcast] Cuộc Cách Mạng Trong Kinh Tế Học Thực Nghiệm

Chúng ta thường hay nghĩ rằng nhiệm vụ chính của các nhà kinh tế học là xây dựng mô hình để giải thích các hiện tượng xảy ra trong nền kinh tế và đưa ra dự báo điều chỉnh. Sự thực là phần lớn các nghiên cứu kinh tế hiện nay tập trung tìm ra mối quan hệ nhân quả, hiện tượng sự việc này dẫn đến hiện tượng sự việc kia như thế nào.

Tọa đàm JST tháng 10 về chủ đề: Toàn cầu hóa, Chế độ chính trị và Đại dịch Covid-19

Ngày 12/10/2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) đã tổ chức thành công phiên tọa đàm cuối cùng trong kế hoạch tổ chức chuỗi hội nghị chuyên đề “Kinh tế và Kinh doanh: Hội nghị về sự bất ổn toàn cầu” (Economics and Business: Agendas for the Uncertain World) của năm 2021. Tọa đàm JST tháng 10 vinh dự đón tiếp diễn giả khách mời – Giáo sư Klaus F. Zimmermann với chủ đề “Toàn cầu hóa, Chế độ chính trị và Đại dịch Covid-19” cùng hơn 100 nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, bao gồm các quốc gia như: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Ả Rập Xê út, Đài Loan…

Tìm hiểu về NFT – Tài sản số ứng dụng công nghệ Blockchain

Bức tranh ghép kỹ thuật số "Everydays: The First 5.000 Days" dưới dạng NFT của nghệ sĩ Beeple được bán với mức giá 69,3 triệu USD. Công ty Sky Mavis với tựa game NFT Axie Infinity đình đám toàn cầu đã trở thành kỳ lân số 3 của Việt Nam với định giá lên đến 3 tỷ USD chỉ sau hơn 3 năm thành lập. Hay Hoạ sĩ nhí Xèo Chu đã thu về gần 23.000 USD cho bức tranh “Hoa mai may mắn” trên sàn NFT. Có thể bạn đã bắt gặp đâu đó những thông tin trên khi dạo chơi Internet, và bạn tự hỏi: “NFT là gì mà có “giá” như vậy?” hoặc cũng có thể bạn chưa biết gì về NFT. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về “cơn sốt” gần đây khiến cả thế giới quan tâm.

[PODCAST] Tác Động Của Chuyển Đổi Số Trong Phát Triển Đô Thị: Cơ Hội Và Thách Thức Cho Việt Nam (Phần 1) – Các Xu Hướng Phát Triển Đô Thị, Tác Động Của CMCN Và Chuyển Đổi Số Đến Phát Triển Đô Thị

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN) 4.0 mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho quá trình phát triển đô thị. Chuyển đổi số là bước đi quan trọng trong quá trình này, mang lại những tác động đáng kể cho phát triển đô thị trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Bài viết nhằm mục tiêu tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các đô thị trên thế giới, tác động của các cuộc CMCN và quá trình chuyển đổi số lên phát triển đô thị, phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình chuyển đổi số của các thành phố trên thế giới và phân tích bối cảnh tại Việt Nam. Những giải pháp nền tảng được đưa ra nhằm giúp cho các thành phố, địa phương trong cả nước có cái nhìn tổng quát và những bước đi đúng đắn trước khi xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và thực hiện chương trình chuyển đổi số một cách hiệu quả, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, hùng cường.

Hội thảo khoa học: Luật Thương Mại Việt Nam trong thời kì hội nhập

Trong bối cảnh hội nhập, pháp luật thương mại Việt Nam đã và đang đứng trước nhiều thách thức mới về định nghĩa, xử sự và thi hành. Sáng ngày 18/11, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức buổi hội thảo “Luật thương mại Việt Nam trong thời kì hội nhập” với sự tham gia của các học giả, các giảng viên và các chuyên gia pháp lý.

[Podcast] Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Từ Góc Nhìn Khai Thác Dữ Liệu Lớn (Big Data)

Giá tiêu dùng và chỉ số giá tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý và điều hành các chính sách vĩ mô của Nhà nước, góp phần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và trao đổi thương mại quốc tế. Tại các quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay đã ứng dụng khai thác dữ liệu lớn (big data) để tính chỉ số giá tiêu dùng và đạt được những hiệu quả nổi trội. Nhận thấy sự cần thiết và phù hợp xu hướng thế giới, với mong muốn đóng góp một phần vào kinh nghiệm khai thác dữ liệu lớn tại Việt Nam, nhóm tác giả Trường Công nghệ và Thiết kế UEH đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khai thác dữ liệu lớn trong việc tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam (trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh)”. Bài viết giới thiệu phương pháp thu thập giá từ các trang web để tính toán chỉ số giá tiêu dùng, các thách thức và đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng trong việc thu thập thông tin giá tiêu dùng hiện nay.

[Podcast] Hướng Đến Đại Học Thông Minh Thông Qua Chuyển Đổi Số Toàn Diện: Trường Hợp Đại Học Kinh Tế TP.HCM

Toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang định hình toàn diện và sâu sắc mọi mặt cuộc sống, khi các lĩnh vực truyền thống đang dịch chuyển liên tục trong một thế giới ngày càng phẳng. Giáo dục là một trong những ngành kinh doanh có tính cạnh tranh cao và đại học thông minh ra đời như một giải pháp thay thế cho các đại học truyền thống. Bằng cách tổng hợp cơ sở lý thuyết, phân tích và kế thừa từ những nghiên cứu trước, nhóm tác giả của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tiến hành nghiên cứu, phân tích những cơ hội, thách thức của UEH nói riêng và của các trường đại học khác nói chung trong quá trình thông minh hóa. Từ đó, gợi ý một số giải pháp hướng tới việc phát triển Đại học thông minh.

[Podcast] Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần Cuối : Mô Hình Tiền Kỹ Thuật Số Của Ngân Hàng Trung Ương (CBDC) Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển tiền số ở các nước cho thấy rằng nên có sự tham gia của các NHTM làm cầu nối cho quá trình phát hành tiền CBDC vào lưu thông được hiệu quả. Việc phát triển và cho ra mắt đồng tiền kỹ thuật số quốc gia sẽ trở nên cấp thiết hơn nữa trong tương lai khi đa số các quốc gia trên thế giới bắt đầu triển khai đồng tiền số.

[Podcast] Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số - Phần 5 : Tiền Ổn Định Tư Nhân Diem

Facebook đã triển khai tiền điện tử của riêng mình (đồng Libra, hiện tại được đổi tên thành Diem) với mục tiêu đầy tham vọng của Libra/Diem là “tạo ra cơ sở hạ tầng tài chính và tiền tệ toàn cầu đơn giản, trao quyền cho hàng tỷ người”. Vậy, đồng tiền kỹ thuật số của đế chế mạng xã hội Facebook liệu có nằm ngoài tầm kiểm soát của các Chính phủ? Các quốc gia sẽ thay đổi chính sách nào để chống vàng hóa, đô la hóa và cả Diem hóa?

Workshop Khoa Tài chính: "Công nghệ số trong gọi vốn cho các dự án bất động sản"

Theo xu hướng ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính (Fintech) nói chung và lĩnh vực bất động sản (Proptech) nói riêng, sáng ngày 2/11, Khoa Tài chính - UEH phối hợp với Báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính - Sài Gòn Giải Phóng đã tổ chức buổi tọa đàm "Công nghệ số trong gọi vốn cho các dự án bất động sản", với sự tham gia của các chuyên gia, các giảng viên, và đại diện các doanh nghiệp.