[Research Contribution] Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong việc giáo dục ý thức giữ gìn môi trường cho sinh viên hướng tới Đại học Xanh

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc làm thật sự cần thiết và cần được chú trọng trong bối cảnh hiện nay. Trong rất nhiều bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, những luận điểm đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng. Trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nhóm tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) muốn làm rõ nhận thức của sinh viên UEH về tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ môi trường, cũng như nhận thức, hành động của sinh viên về việc bảo vệ môi trường hướng tới xây dựng đại học xanh. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường vào việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên, hướng tới xây dựng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thành đại học xanh theo định hướng phát triển bền vững mà Đảng đã đề ra.

[Research Contribution] Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh - Kỳ 2: Hàm ý chính sách cho TP.HCM

Ở kỳ 1 của bài viết, tác giả của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phân tích những thực trạng, thành tựu và hạn chế của việc nghiên cứu và ứng dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại TP.HCM. Từ đây, tác giả nhấn mạnh rằng cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu tiên, tăng cường đầu tư đồng bộ vào hạ tầng khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực và mở rộng hợp tác quốc tế. Điều này không chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế Việt Nam trong nền kinh tế tri thức toàn cầu. Cùng tìm hiểu tại Kỳ 2 của bài viết!

[Research Contribution] Phát triển bền vững tại Việt Nam: Hành trình đến phát thải ròng bằng “0”

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, trong đó giảm phát thải khí nhà kính là một trong những ưu tiên chiến lược hàng đầu. Tuy nhiên, trên con đường tiến đến phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero), Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ và không ngừng nghỉ từ tất cả các bên liên quan. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) sẽ phân tích thực trạng phát thải tại Việt Nam, đồng thời tham chiếu các mô hình thành công từ các quốc gia như Mỹ, Singapore và các nước thuộc Liên minh châu Âu, qua đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.

[Research Contribution] Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh - Kỳ 1: Hiện trạng

Tư tưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sự nghiệp phát triển đất nước, coi đây là động lực then chốt để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. TP.HCM đã tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, phát triển trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, và đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược như công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, và đô thị thông minh. Tuy nhiên, để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, nghiên cứu của tác giả thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) chỉ ra rằng cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu tiên, tăng cường đầu tư đồng bộ vào hạ tầng khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực và mở rộng hợp tác quốc tế. Điều này không chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế Việt Nam trong nền kinh tế tri thức toàn cầu.

[Research Contribution] Định hướng đổi mới phát triển con người Việt Nam trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Con người Việt Nam đóng vai trò trung tâm trong cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nhưng vẫn đối mặt với hạn chế về kỹ năng và quyền sở hữu. Sự không đồng bộ giữa hai yếu tố này làm giảm hiệu quả sản xuất và quyền lợi của lao động, đòi hỏi phải phát triển toàn diện người Việt Nam trong kỷ nguyên số. Ở kỳ 2 của bài nghiên cứu “Vai trò quyết định của con người Việt Nam trong việc đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên mới của dân tộc”, nhóm tác tác giả thuộc UEH đã đưa ra các định hướng đổi mới phát triển con người Việt Nam trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

[Research Contribution] Vai trò quyết định của con người Việt Nam trong việc đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số với cơ hội lớn từ Cách mạng công nghiệp 4.0, song cũng đối mặt với thách thức về thể chế, nhân lực và môi trường. Chuyển đổi số, kinh tế xanh và đổi mới sáng tạo là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây ra bất cập trong sở hữu tư liệu sản xuất số, quản lý nhân lực và phân phối lợi ích. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam cần tiên phong cải cách thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy đổi mới sáng tạo để đảm bảo phát triển công bằng, hiệu quả. Cùng tìm hiểu nghiên cứu của tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) về “Vai trò quyết định của con người Việt Nam trong việc đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên mới của dân tộc”.

Nâng cao năng lực tư duy hệ thống và kỹ năng sáng tạo từ chuyên gia Richard Moore với chuỗi workshop “Creative Problem Solving Ideas (CPS)” và “Leveraging Integrated Brand Thinking with AI”

Trong hành trình lan tỏa và nâng cao tri thức về sáng tạo ý tưởng trong tư duy thương hiệu tích hợp (Integrated Brand Thinking - IBT), từ ngày 25 đến 26/4/2025, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức chuỗi workshop “Creative Problem Solving Ideas (CPS)” và “Leveraging Integrated Brand Thinking with AI” với sự tham gia chia sẻ đến từ chuyên gia Richard Moore. Sự kiện đã diễn ra thành công khi xây dựng không gian giao lưu kiến thức và ý tưởng sáng tạo dành cho giảng viên, viên chức, sinh viên và cựu sinh viên UEH qua các nội dung chuyên sâu và bài tập thực hành kích thích sự sáng tạo.

Hội thảo khoa học “Các giải pháp nhằm nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030”

Sáng ngày 24/4/2025, tại phòng B1-204, Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng (IRDRC) đã tổ chức hội thảo khoa học “Các giải pháp nhằm nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030”. Hội thảo nhằm thảo luận và góp ý cho đề tài “Tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh” do IRDRC chủ trì thực hiện.

[Research Contribution] Tác động của phát triển thị trường vốn đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Thị trường vốn đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc gia nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Thông qua nghiên cứu “Tác động của phát triển thị trường vốn đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN”, tác giả đã đánh giá thực nghiệm tác động của phát triển thị trường vốn lên tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN trong giai đoạn 2013-2023. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường vốn gắn với tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam trong thời gian tới.

[Research Contribution] Trách nhiệm xã hội nội bộ và hiệu suất công việc bền vững của nhân viên

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là câu chuyện hướng đến cộng đồng – đối tượng ngoài doanh nghiệp mà còn phải hướng đến nội bộ – chính những con người bên trong doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) về trách nhiệm xã hội nội bộ và tác động của nó đến hiệu suất công việc của nhân viên – một cơ chế hướng đến tính bền vững trong hoạt động doanh nghiệp.