Workshop Dữ liệu và hướng nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu của IMF.
13 tháng 04 năm 2017
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) được thành lập tại Bretton Woods, New Hampshire, Hoa Kỳ vào tháng 7/1944. Từ 44 nước thành viên khi thành lập, đến nay IMF bao gồm 189 nước thành viên. Mục đích của IMF là tăng cường hợp tác tiền tệ, đảm bảo sự ổn định tài chính, thúc đẩy thương mại quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo. Để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế, IMF có ba nhóm hoạt động chính: Giám sát và tư vấn cho 189 nước thành viên, Cho nước thành viên vay khi có vấn đề về cán cân thanh toán, Nâng cao năng lực thông qua việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.
Sáng ngày 05/4/2016, tại Phòng A205, Cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu, Trung tâm Dữ liệu - Phân tích kinh tế (UEH-CDEA) thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức workshop với chủ đề “Dữ liệu và hướng nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu của IMF” do Cô Nguyễn Thị Vân Anh - Chuyên gia của IMF Việt Nam trình bày.
Tham dự buổi workshop có GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng cùng hơn 40 giảng viên, nghiên cứu sinh và học viên cao học của Trường tham dự..
Nội dung trình bày gồm: Giới thiệu chung về IMF; Hệ thống dữ liệu và các ấn phẩm chính của IMF.
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) được thành lập tại Bretton Woods, New Hampshire, Hoa Kỳ vào tháng 7/1944. Từ 44 nước thành viên khi thành lập, đến nay IMF bao gồm 189 nước thành viên. Mục đích của IMF là tăng cường hợp tác tiền tệ, đảm bảo sự ổn định tài chính, thúc đẩy thương mại quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo. Để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế, IMF có ba nhóm hoạt động chính: Giám sát và tư vấn cho 189 nước thành viên, Cho nước thành viên vay khi có vấn đề về cán cân thanh toán, Nâng cao năng lực thông qua việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.
Các ẩn phẩm chính và dữ liệu của chính IMF bao gồm: Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook, WEO), Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu (Global Financial Stability Report, GFSR), Báo cáo Giám sát Tài Khóa (Fiscal Monitor), Thống kê về Thương Mại (Direction of Trade Statistics, DOTS), Thống kê Tài chính Chính phủ (Government Financial Statistics, GFS), Thống kê Tài chính Quốc tế (International Financial Statistics, IFS)…
Trong đó, Thống kê Tài chính Quốc tế (IFS) là cơ sở dữ liệu được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu. Thống kê Tài chính Quốc tế (IFS) là cơ sở dữ liệu thống kê tài chính của khoảng 200 quốc gia và khu vực. Nhiều số liệu có từ năm 1948 đến nay bao gồm: cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, lãi suất, thanh khoản quốc tế, lao động, tiền tệ và ngân hàng, tài khoản quốc gia, dân số, vị thế của nước thành viên tại IMF, …
Phần tiếp theo của chương trình, đại diện Trung tâm Dữ liệu - Phân tích kinh tế đã trình bày các hướng nghiên cứu sử dụng dữ liệu IMF. Các hướng nghiên cứu lớn bao gồm tài chính phát triển, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển thị trường tài chính/hội nhập tài chính, mối quan hệ giữa thế chế với sự phát triển thị trường tài chính/hội nhập tài chính/rủi ro tài chính, các dòng vốn quốc tế và những vấn đề đi kèm. Ngoài ra, còn có các tiếp cận kết hợp dữ liệu vĩ mô từ IMF với dữ liệu vĩ mô ở cấp độ doanh nghiệp/ngân hàng liên quan đến các vấn đề như hiệu quả hoạt động/rủi ro của doanh nghiệp/ngân hàng trong mối quan hệ với các biến số vĩ mô.
Ngoài ra, trong buổi workshop này, IMF cũng đã cam kết hỗ trợ UEH một tài khoản truy cập các ấn phẩm và dữ liệu của IMF trên phạm vi toàn cầu. Đây là một sự hỗ trợ rất có ý nghĩa của IMF cho UEH, thể hiện mối quan hệ học thuật chặt chẽ giữa IMF và UEH.
Một số hình ảnh tại buổi workshop:
Tổng quan buổi workshop
Thầy Nguyễn Trọng Hoài phát biểu khai mạc
Cô Nguyễn Thị Vân Anh trình bày tại buổi workshop
Tin, ảnh: Phòng Truyền thông và quan hệ công chúng; Trung tâm Dữ liệu - Phân tích kinh tế.
Chia sẻ