CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong bán khống

Từ lâu, hoạt động bán khống đã trở thành phương thức giao dịch thông dụng trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Tại Việt Nam, bán khống là sản phẩm được pháp luật công nhận kể từ ngày 15/02/2021. Tuy nhiên, cho đến nay các giao dịch liên quan đến bán khống vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động vì nhiều lý do, trong đó có rủi ro về pháp lý. Mục tiêu của bài viết nhằm xem xét cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong bán khống thông qua những quy định hiện hành tại một số quốc gia, qua đó, đưa ra các hàm ý đúc kết cho Việt Nam.

CUỘC SỐNG UEH

Toạ đàm nghiên cứu SRS2023 kỳ 1 với chủ đề: “Trust and bank lending technology”

Ngày 24/03/2023, Khoa Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm nghiên cứu với chủ đề “Trust and bank lending technology” tại Phòng B1.204. Đây là buổi tọa đàm mở đầu cho Chuỗi tọa đàm nghiên cứu 2023 của Khoa Ngân hàng (SOB’s Research Seminar - SRS 2023) nhằm tạo ra một diễn đàn trao đổi và học tập kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế.

CUỘC SỐNG UEH

Cởi mở trong giao tiếp liên văn hóa: Hiểu rõ bản sắc, giảm thiểu định kiến và bao dung

Khi thế giới ngày càng toàn cầu hoá, kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh được coi là một trong những trang bị cần thiết để con người có thể hòa nhập và phát triển. Tất nhiên, rất nhiều người có thể giao tiếp nhưng bao nhiêu trong số đó đang thật sự giao tiếp liên văn hóa một cách hiệu quả? Kỹ năng này không chỉ đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt về mặt ngữ pháp, sự đa dạng về mặt từ vựng mà còn là cách để thể hiện tư duy và sự khéo léo của một người. Giao tiếp hiệu quả có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu giao tiếp một cách nhanh chóng cũng như là tạo ấn tượng tốt với đối tượng giao tiếp.

CUỘC SỐNG UEH

Cultural Tournament: 10th Anniversary UEH x SPU

Trong khuôn khổ hoạt động Giao lưu văn hóa - Cultural Connections, ngày 09/03/2023 vừa qua Công viên tiếng Anh - UEH English Zone đã tổ chức buổi giao lưu nhân dịp kỷ niệm 10 năm hợp tác giữa Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sripatum, Thái Lan. Chương trình đã mở ra một cánh cửa mới cho sinh viên hai trường có cơ hội tìm hiểu, giao lưu văn hóa, học hỏi kiến thức mới và trau dồi các nhóm kỹ năng quốc tế.

CUỘC SỐNG UEH

Vấn đề chủng tộc, phân biệt chủng tộc và hơn thế nữa

Trong ít nhất một thế kỷ vừa qua, nhiều nghiên cứu xã hội, y tế và chăm sóc sức khỏe đã được tiến hành nhằm xác định, xóa bỏ, phân biệt hoặc thống nhất tất cả các chủng tộc trên thế giới. Đã có những cuộc tranh luận sôi nổi về việc liệu chủng tộc có thật sự là một sự phân chia trên sinh học hay một cấu trúc xã hội và liệu chúng ta có nên tiếp tục nghiên cứu sự khác biệt liên quan đến chủng tộc? Đó là một chủ đề lớn để đào sâu vào lúc này, bài viết này sẽ thông tin đến bạn qua một số thuật ngữ, thảo luận và những hành động mà chúng ta cần biết

CUỘC SỐNG UEH

Hội thảo “Giới thiệu về Nghề Nghiệp Điều Tra Gian Lận trong Kế Toán và Vai trò của Hiệp Hội Các Nhà Điều Tra Gian Lận được công chứng (ACFE)”

Ngày 18/12/2022, Khoa Kế Toán, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) kết hợp với Hiệp Hội Các nhà Điều Tra Gian Lận được công chứng (ACFE) tại Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về “Giới thiệu nghề nghiệp Điều tra Gian lận trong kế toán và vai trò của Hiệp Hội ACFE”. Hội thảo được tổ chức nhằm tạo cầu nối giao lưu giữa sinh viên với các thành viên Hiệp hội ACFE Việt Nam, từ đó, kết nối cơ hội thực tập trong nghề nghiệp Điều tra gian lận tại các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay.

CUỘC SỐNG UEH

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) giữa Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)

Sáng ngày 25/11/2022, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác (MoU) giữa Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã được diễn ra tại Phòng B1.1001 Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự hợp tác lâu dài và bền vững giữa hai bên trong nghiên cứu khoa học, hoạt động giảng dạy và trao đổi chuyên gia.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Thách Thức Pháp Lý Và Giải Pháp Bảo Hộ Tác Phẩm Từ AI – Phần 2: Thách Thức Pháp Lý Và Giải Pháp Bảo Hộ Tác Phẩm Từ AI Tại Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đang ngày càng thúc đẩy những bước phát triển quan trọng trong công nghệ và kinh doanh. Nó được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, và tác động đến hầu hết các khía cạnh của việc sáng tạo. Sự sẵn có của một lượng lớn dữ liệu đào tạo và những tiến bộ trong khả năng tính toán cao với giá cả phải chăng đang thúc đẩy sự phát triển của AI. Do đó, AI được xem là động lực cho sự phát triển kinh tế cả trên phạm vi thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, thì AI cũng mang lại một số thách thức về pháp lý và xã hội khi hầu hết nguyên tắc pháp lý hiện nay mới chỉ xoay quanh chủ thể là “con người tự nhiên” (natural person). Phần 2 của bài viết sẽ tập trung làm rõ những thách thức pháp lý và giải pháp xây dựng một hệ thống pháp luật nhằm bảo hộ các sản phẩm được tạo ra từ những chương trình máy tính này.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Bảo Hộ Tác Phẩm Từ AI – Xu Hướng Mới Tại Việt Nam Trong Kỷ Nguyên Số – Phần 1: Những Vấn Đề Phát Sinh Giữa AI Và Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đang ngày càng thúc đẩy những bước phát triển quan trọng trong công nghệ và kinh doanh. Nó được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, và tác động đến hầu hết các khía cạnh của việc sáng tạo. Sự sẵn có của một lượng lớn dữ liệu đào tạo và những tiến bộ trong khả năng tính toán cao với giá cả phải chăng đang thúc đẩy sự phát triển của AI. Do đó, AI được xem là động lực cho sự phát triển kinh tế cả trên phạm vi thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, thì AI cũng mang lại một số thách thức về pháp lý và xã hội khi hầu hết nguyên tắc pháp lý hiện nay mới chỉ xoay quanh chủ thể là “con người tự nhiên” (natural person). Phần 1 của bài viết sẽ tập trung phân tích về những vấn đề phát sinh hiện nay giữa AI với pháp luật về sở hữu trí tuệ (IP) dựa trên kinh nghiệm quốc tế.