-
Con người đã bước qua giới hạn chịu đựng của hành tinh do sản xuất và tiêu dùng quá mức diễn ra trong thời dan dài. Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà con người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng (Cagno et al. 2023; Knable et al. 2022), mang lại hiệu quả môi trường vượt trội thông qua hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên cũng như giảm chất thải (Dey và cộng sự, 2022). Tuy vậy, để chuyển từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn, đòi hỏi sự tham gia đóng góp của tất cả các nhóm chủ thể trong xã hội và mỗi nhóm đều cần phải vượt qua các thách thức đặc thù. Trên cơ sở nhận diện các rào cản, đúc kết các phát hiện từ các nghiên cứu liên quan, bài viết của Viện Tài chính bền vững và Ban đề án Bền vững thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã đưa ra các gợi ý thúc đẩy sự chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn cho bối cảnh Việt Nam, một quốc gia với đặc thù có đến 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.