[Podcast] Phát triển kinh tế - tài chính, hội nhập toàn cầu và giải pháp môi trường ở các quốc gia Châu Á giai đoạn 2006-2019

Chủ đề môi trường luôn là trọng tâm của các chương trình nghị sự quốc tế của Liên hợp quốc và cần sự chung tay của tất cả các quốc gia. Nhằm mang đến những hàm ý chính sách kinh tế cho các quốc gia châu Á hướng tới chiến lược phát triển môi trường bền vững, nhóm nghiên cứu sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện bài nghiên cứu: “Tác động của tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính và xu hướng toàn cầu hóa đến chất lượng môi trường: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia châu Á”.

[Podcast] Đại Học Khởi Nghiệp: Đổi Mới Chương Trình Đào Tạo Cần Bám Sát Nhu Cầu Của Thị Trường – Phần 2

Từ kinh nghiệm xây dựng, đổi mới các chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về khởi nghiệp và đạt được những kết quả khả quan, PGS.TS. Bùi Quang Hùng – Phó giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) chia sẻ những thuận lợi, thách thức mà các trường đang hướng tới mô hình đại học khởi nghiệp có thể gặp phải.

[Podcast] Đại Học Khởi Nghiệp: Đổi Mới Chương Trình Đào Tạo Cần Bám Sát Nhu Cầu Của Thị Trường – Phần 1

Từ kinh nghiệm xây dựng, đổi mới các chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về khởi nghiệp và đạt được những kết quả khả quan, PGS.TS. Bùi Quang Hùng – Phó giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã chia sẻ những thuận lợi, thách thức mà các trường đang hướng tới mô hình đại học khởi nghiệp có thể gặp phải.

[Podcast] Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Thông Tin, Dữ Liệu Tài Nguyên Và Môi Trường – Kỳ 1

Sau Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) với thống nhất mục tiêu, cam kết giảm phát thải sạch về bằng “0” vào năm 2050, vài năm trở lại đây, các quốc gia đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tình hình kinh tế môi trường, trong đó có khía cạnh chia sẻ và khai thác dữ liệu tài nguyên, môi trường hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu về “Bảo hộ quyền tác giả đối với thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường” đã được ra đời nhằm tìm hiểu những quy định và chính sách hiện hành về thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường tại Việt Nam, từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dữ liệu nói chung và thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường nói riêng, đặc biệt là trên môi trường số.

[Podcast] Tác Động Của Nguồn Nhân Lực Xanh Đến Các Mục Tiêu Về Môi Trường

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế toàn cầu, khái niệm "kinh tế" không chỉ được kì vọng sẽ đi đôi cùng “phát triển” mà ngày càng liên kết chặt chẽ hơn với khái niệm "bền vững" và "xanh". Cũng vì thế mà việc quản lý nguồn nhân lực xanh (GHRM) đã trở thành một chiến lược kinh doanh chủ chốt đối với các tổ chức. Nhận thấy tầm quan trọng của chủ đề này, nhóm nghiên cứu sinh viên của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã nghiên cứu và đánh giá toàn diện về các yếu tố tác động đến việc quản lý nguồn nhân lực xanh trong môi trường đại học, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể cho các tổ chức và Chính phủ.

[Podcast] Kinh Tế Xã Hội Và Sự Phát Thải CO2 Ở Việt Nam Giai Đoạn 1990 - 2018

Nhằm đánh giá chiến lược phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2021 thông qua việc đo lường mức độ phát thải khí CO2, nhóm nghiên cứu sinh viên của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện chủ đề nghiên cứu “Tác động của các chỉ số kinh tế xã hội lên phát thải CO2 ở Việt Nam giai đoạn 1990 đến 2018”. Đây cũng là nền tảng để có thể nghiên cứu và phát triển chính sách phát triển bền vững tại Việt Nam.

[Podcast] Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 2: Ứng Dụng Mô Hình Tiếp Cận Chức Năng Trong Luật Hóa Quyền Đối Với Dữ Liệu Và Một Số Gợi Mở Cho Việt Nam

Qua việc giới thiệu cơ sở lý luận và ý nghĩa thực tiễn của mô hình tiếp cận chức năng đối với pháp luật dữ liệu ở kỳ 1, nhóm tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất một số định hướng để giải quyết các hạn chế và đưa ra một số hàm ý đồng bộ hóa hệ thống pháp luật trong chiến lược lập pháp của Việt Nam trong thời gian tới.