Tiền tệ kỹ thuật số: Yếu tố then chốt của nền kinh tế bền vững trong tương lai?

Nằm trong chuỗi sự kiện SmartCity+ 2021, webinar chủ đề “Blockchain for DeFi & Cryptocurrency: Blockchain in current and future economy” do Viện đô thị thông minh và Quản lý (ISCM), Viện đổi mới sáng tạo (UII), Viện công nghệ tài chính Fintech thuộc Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Khoa học Ứng dụng Saxion (Saxion University of Applied Sciences) phối hợp cùng các đối tác quốc tế đã diễn ra thành công với hơn 6000 lượt theo dõi trực tuyến, đến từ hơn 12 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Toạ đàm JST 2021 tháng 5 với chủ đề: Các chỉ số bất định (Uncertainty Indexes) và nhận diện những "Bước nhảy" (Jumps) trên thị trường chứng khoán

Ngày 27/5/2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) tiếp tục tổ chức Tọa đàm JST 2021 tháng 5, đây là hoạt động thường kỳ nằm trong chuỗi Hội nghị chuyên đề “Kinh tế và Kinh doanh: Hội nghị về sự bất ổn toàn cầu” (Economics and Business: Agendas for the Uncertain World) dành cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước. Với sự tham gia trình bày của diễn giả khách mời là Giáo sư Scott R. Baker về chủ đề nóng trên thị trường chứng khoán: “Các chỉ số bất định (Uncertainty Indexes) và nhận diện những "bước nhảy" (Jumps) trên thị trường chứng khoán”, buổi tọa đàm tháng 5 thu hút đông đảo học giả với hơn 100 nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, các nghiên cứu sinh UEH và quốc tế tham dự và trao đổi học thuật theo hướng tương tác hoàn thiện và phát triển kết quả và ý tưởng nghiên cứu trên nền tảng trực tuyến thông qua ứng dụng Zoom.

Chuyên gia UEH: Vấn đề đặc khu kinh tế và trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam (phần 1)

[Báo Sài Gòn đầu tư tài chính] TPHCM và Đà Nẵng gần đây đang nghiên cứu trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Nếu chỉ để trở thành một trung tâm tài chính “quốc tế”, theo nghĩa có các tòa nhà hiện đại trong đô thị hoặc ven biển, ắt hẳn chỉ có cần tiền. Nếu thêm một chút tham vọng phấn đấu tầm khu vực ASEAN, chỉ cần xin vài cơ chế đặc thù từ Trung ương. Nhưng liệu có thỏa mãn?

Nhiệt Tâm - Trọn Vẹn - Thấy Ra: Kim chỉ nam trên hành trình chinh phục tri thức

Để tiếp cận tri thức và tư duy mới; thêm trải nghiệm và tự tin trở thành công dân toàn cầu, du học là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ Việt. Tuy nhiên, dịch bệnh hiện nay đang là rào cản lớn cho ước mơ du học này. Chính lúc này, việc lắng nghe kinh nghiệm, nương theo dấu chân thành công của những người đi trước sẽ giúp các bạn trẻ có định hường đúng đắn và chuẩn bị tốt cho tương lai. Không quan trọng đi hay ở mà tư duy đúng sẽ định hướng hành động đúng và giúp bạn dễ dàng đi đến thành công hơn. Gần 20 năm du học, làm việc và định cư tại Úc, PGS.TS. Ngô Viết Liêm đã chia sẻ ba nguyên lý và ba bài học sâu sắc với các bạn trẻ trong chương trình “Chìa khóa du học - Dấu ấn đàn chim Việt” do Viện Đào tạo quốc tế (ISB) trực thuộc UEH tổ chức. Chương trình được phát trực tuyến vào sáng ngày 30/05/2021.

Hội thảo khoa học: Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

(ĐTTCO)-Lịch sử hệ thống tiền tệ toàn cầu luôn có những thay đổi khi hệ thống hiện tại gây ra những hỗn loạn kinh tế bên trong nó. Một hệ thống tiền tệ toàn cầu có thể tồn tại lâu dài nhưng không vĩnh viễn. Theo thời gian, khi trung tâm quyền lực toàn cầu thay đổi, và khi các nút thắt và sự không hoàn hảo trong hệ thống phát triển đến mức không bền vững, dẫn đến mức độ rối loạn ngày càng tăng, một hệ thống dần dần hoặc đột ngột được sắp xếp lại hoặc thay thế thành một hệ thống khác.

Hội thảo khoa học: Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

[Báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính] Lỗ hổng cố hữu của hệ thống Petrodollar cũng giống như lỗ hổng cố hữu của hệ thống Bretton Woods, Mỹ phải duy trì thâm hụt thương mại dai dẳng, để cung cấp đủ USD cho việc định giá dầu và thương mại quốc tế. Điều này liệu có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ nhưng không thể kéo dài mãi mãi. Trong bối cảnh hậu Covid, Mỹ thực hiện 4 gói kích thích tài khóa, với 3.100 tỷ USD dưới thời Trump và 1.900 tỷ USD mới đây của Biden, và sẽ còn nhiều hơn thế.