Kinh doanh bán lẻ trên nền tảng số thời kỳ dịch Covid-19: Doanh nghiệp buộc phải thay đổi!

Có thể nói, bên cạnh những tác động tiêu cực thì đại dịch Covid-19 còn là yếu tố thúc đẩy nhanh chóng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam, từ một nền kinh tế công nghiệp truyền thống dần sang nền kinh tế số. Khi người tiêu dùng đang ngày càng chấp nhận các dịch vụ mua sắm trực tuyến, song song với hành vi mua sắm đang dần thay đổi trong thời kỳ Covid-19 hiện nay cũng chính là lúc doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và phân phối trên nền tảng số của chính mình, và các sàn thương mại bán lẻ điện tử hàng hóa như Tiki, Lazada, Shopee… bắt buộc phải tìm cách thay đổi để đáp ứng xu thế thời cuộc, tận dụng “Covid-19” để “thăng hoa” trong kinh doanh thương mại điện tử. Trong đó, trang bị và đầu tư một nguồn nhân lực chất lượng cao, có nền tảng kiến thức đa ngành, có khả năng đưa ra quyết sách, vận hành kinh doanh thương mại trên nền tảng số hiệu quả được xem là yếu tố tiên quyết.

Special Training Workshops – Những thông tin hữu ích dành cho các nhà nghiên cứu trẻ trước thềm ACBES 2021

Nhằm mục đích cung cấp cho các nhà khoa học trẻ những thông tin hữu ích về hai chủ đề “Nghiên cứu khoa học định lượng và đánh giá nghiên cứu” và “Các khía cạnh của Suy luận nhân quả”, vào ngày 26/8/2021 vừa qua, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) đã phối hợp cùng Đại học Lincoln (New Zealand) tổ chức hai phiên Workshop trước thềm Hội thảo quốc tế ACBES 2021. Buổi Workshop đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của hai diễn giả khách mời là GS. Wolfgang Glänzel (Tổng Biên tập Scientometrics, Đức) và GS. Scott Cunningham (Tổng Biên tập Technological Forecasting and Social Changes, Mỹ), thu hút hơn 130 nhà nghiên cứu trẻ đến từ 20 quốc gia tham gia học hỏi, đặt câu hỏi thảo luận.

NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (Phần 3): Các Giải Pháp Hỗ Trợ

Hợp tác giữa ngân hàng với Fintech đem đến nguồn lợi cho cả hai bên và giúp cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý hiệu quả hơn, góp phần ổn định tài chính quốc gia. Trong 2 kỳ trước, căn cứ trên những kết quả nghiên cứu, có thể thấy một trong những điểm yếu của ngân hàng là sự thiếu linh hoạt trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, dẫn tới chi phí giao dịch thường cao và chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng ngày càng lớn. Trong khi đó, Fintech lại có ưu thế về đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt và hiệu quả, giúp tiết giảm chi phí giao dịch và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy vậy, một trong những thách thức lớn công ty Fintech phải giải quyết là việc xây dựng lòng tin của khách hàng về sự bảo mật và mức độ an toàn, hay mạng lưới khách hàng.

Toạ đàm JST 2021 tháng 9 về chủ đề: “Các thị trường giữa Đại dịch COVID-19: Sự lây nhiễm, chủng virus và sự lan truyền thông tin”

Nằm trong kế hoạch tổ chức chuỗi Hội nghị chuyên đề “Kinh tế và Kinh doanh: Hội nghị về sự bất ổn toàn cầu” (Economics and Business: Agendas for the Uncertain World), chiều ngày 9/9/2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) tiếp tục tổ chức thành công Buổi tọa đàm trực tuyến tháng 9, với sự trình bày của Giáo sư Mariano Massimiliano Croce về chủ đề “Các thị trường giữa Đại dịch COVID-19: Sự lây nhiễm, chủng virus và sự lan truyền thông tin”. Buổi tọa đàm đã thu hút đông đảo hơn 70 nhà nghiên cứu tham dự; trong đó, có những nhà nghiên cứu đến từ châu Á là những cá nhân thường xuyên có mặt trong các sự kiện khoa học của Tạp chí.

Tọa đàm JST tháng 7 với chủ đề: Kinh tế hộ gia đình giúp chúng ta đối phó với COVID-19 như thế nào?

Ngày 1/7/2021, Tổng Biên tập của Tạp chí Review of Economics of the Household - GS. Shoshana Grossbard khi tham gia vai trò diễn giả chính của Tọa đàm JST tháng 7 do Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) tổ chức, với chủ đề “Kinh tế hộ gia đình giúp chúng ta đối phó với Covid-19 như thế nào?” đã đưa ra các bằng chứng nghiên cứu sự ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế các hộ gia đình, thông qua việc tác động đến sức khỏe mọi người, lực lượng lao động trong xã hội. Buổi Tọa đàm đã thu hút đông đảo gần 100 nhà nghiên cứu, học giả từ nhiều quốc gia trên thế giới (như: Indonesia, Campuchia, Ấn Độ, Nigeria, Hoa Kỳ, Nhật, Malaysia, Mexico, Pakistan, Philippines, Brazil) đăng ký tham dự và thảo luận, học hỏi chủ đề thú vị này.

Hướng phát triển mô hình đào tạo luân phiên (Dual Education) tại Việt Nam

Ngày 31/08/2021, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), Viện du lịch UEH phối hợp cùng Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF tổ chức Hội thảo quốc tế xoay quanh chủ đề “Phát triển mô hình đào tạo luân phiên” tại Việt Nam. Sự kiện được tổ chức dưới hình thức trực tuyến với sự tham gia của các trường đại học uy tín trong và ngoài nước, quy tụ hàng trăm người tham gia đại diện cho giới học thuật và giới doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.