Hội thảo quốc tế liên kết về Kinh tế và Kinh doanh Châu Á năm 2024 (J-ACBES 2024): Những số liệu và sự kiện nổi bật

Vào ngày 28-30 tháng 8, năm 2024, tại Đại học Udayana (Bali, Indonesia), Hội thảo Quốc tế liên kết về Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (The Joint Asian Conference on Business and Economic Studies – J-ACBES 2024) đã diễn ra với sự phối hợp tổ chức của 3 trường đại học, gồm: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và hai Đại học tại Indonesia là: Đại học Udayana và Đại học Padjadjaran. Trong đó, UEH chịu trách nhiệm chính trong việc nhận và duyệt bài tham gia hội thảo. Đặc biệt hơn, đây là hội thảo quốc tế thường niên tại UEH và Việt Nam được tổ chức tại nước ngoài trong bối cảnh quốc tế hóa các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy theo xu hướng chung thế giới.

Tọa đàm khoa học cùng GS. Michelle Greenwood - Tổng biên tập Tạp chí Journal of Business Ethics

Nhằm đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực nghiên cứu chính trực, tăng cường liêm chính trong nghiên cứu khoa học, ngày 05/9/2024, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức các buổi Tọa đàm khoa học cùng GS. Michelle Greenwood, Tổng biên tập Tạp chí Journal of Business Ethics (FT50) thảo luận về việc xuất bản với sự chính trực và chia sẻ nghiên cứu mới nhất của diễn giả.

[Podcast] Mối quan hệ giữa tín dụng xanh, phát thải CO2 và phát triển kinh tế xanh chất lượng cao: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh bền vững có khả năng chống chịu, được đặt ra như một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững. Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các nền kinh tế trên toàn cầu đều rất dễ tổn thương trước những thách thức của tình hình hiện tại và nó đã làm cho chúng ta nhận ra rằng việc đảm bảo sự bền vững của môi trường, tài nguyên và kinh tế là điều cực kỳ cần thiết. Từ thực tế này, tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã bắt tay thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tín dụng xanh, phát thải CO2 và phát triển kinh tế xanh chất lượng cao: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam”.

[Podcast] Áp dụng công nghệ trong quản lý đô thị thông minh và sáng tạo thời đại mới

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc tích hợp công nghệ vào quản lý đô thị đang trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển hiệu quả và bền vững của các thành phố. “Đô thị số”, “Quản lý thông minh” và “Cải tiến hạ tầng” chính là thách thức và cơ hội mà các nhà quản lý đô thị phải đối mặt để tối ưu hóa việc quản lý và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân. Live Talk “Quản trị & Công nghệ: Góc nhìn từ lĩnh vực công & tư thời đại 4.0” của UEH với phiên thảo luận đặc biệt “Chìa khóa để trở thành Nhà quản lý đô thị thông minh và sáng tạo” sẽ giải đáp những câu chuyện trên

[Podcast] Quản trị công nghệ trong kỷ nguyên 4.0: Tổng quan và nhu cầu thị trường

Kỷ nguyên 4.0 đã và đang tạo nên sự hội tụ mạnh mẽ giữa quản trị và công nghệ, với những từ khóa không thể không nhắc đến: “Chuyển đổi số”, “Tích hợp công nghệ vào quản trị”, “Tăng cường hiệu quả lãnh đạo”. Trong xu thế đó, các nhà Quản trị và Lãnh đạo của các tổ chức, doanh nghiệp công và tư cần nắm bắt và áp dụng công nghệ vào quản trị một cách sâu sắc và toàn diện. Chính từ nhu cầu thực tiễn này, UEH đã triển khai buổi Live Talk “Quản trị & Công nghệ: Góc nhìn từ lĩnh vực công & tư thời đại 4.0” với phiên thảo luận đặc biệt dành cho lĩnh vực “Quản trị công nghệ” nhằm tìm ra giải pháp cho các nhà lãnh đạo dẫn dắt tổ chức hiệu quả trong kỷ nguyên số.

[Podcast] Phát triển văn hóa an toàn thông tin kế toán: Giải pháp bảo vệ hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Trong thế giới kỹ thuật số phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các công nghệ an toàn tiên tiến và các cơ chế khác hỗ trợ cho mục đích an toàn thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán, bởi sự gia tăng về độ phức tạp và các loại nguy cơ ngày càng gia tăng và biến động không ngừng. Phát triển văn hóa an toàn thông tin (ISC) được xem là một biện pháp mang tính hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu “Mô hình văn hóa an toàn thông tin trong hệ thống thông tin kế toán: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” từ nhóm tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) sẽ hỗ trợ nhà quản trị doanh nghiệp hiểu biết rõ hơn về ISC và mối quan hệ giữa các yếu tố của nó trong hệ thống thông tin kế toán (AIS), từ đó, xây dựng các chiến lược phát triển và thay đổi ISC.

[Podcast] Vai trò điều tiết của sự lệch lạc trong hành vi của nhà đầu tư đối với sự lựa chọn dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng nhà đầu tư (NĐT) cá nhân trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đi kèm với xu hướng tích cực này là một thực trạng đáng lo ngại rằng nhóm NĐT này dễ bị chi phối bởi tâm lý đám đông và các thiên lệch hành vi, dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm, gây thua lỗ và ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của thị trường. Trong bối cảnh đó, dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán được chứng minh là có thể giúp các NĐT cá nhân ra quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả hơn.

[Podcast] Mức độ hài hòa thực tế của Kế toán Việt Nam với các nước trong khu vực – Nghiên cứu đối với nhóm tài sản

Sự hài hòa kế toán khu vực là phương tiện chính để đạt được sự thống nhất các nước thành viên như một thị trường chung duy nhất. Đây là quá trình tất yếu trong bối cảnh quốc tế hóa hoạt động đầu tư, thương mại và tài chính đang diễn ra ngày càng sâu rộng hiện nay. Với sự cấp thiết này, tác giả của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã triển khai nghiên cứu chủ đề “Mức độ hài hòa thực tế của Kế toán Việt Nam với các nước trong khu vực – Nghiên cứu đối với nhóm tài sản”.

[Podcast] Vai trò của lãnh đạo cấp cao đối với hành vi ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Sự ủng hộ của tổ chức, sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao đóng vai trò quan trọng, có tác động đến ý định hành vi ngân hàng xanh của người lao động. Đây là kết quả nghiên cứu của tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) thực hiện nhằm tìm hiểu vai trò của lãnh đạo cấp cao đối với hành vi ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số hàm ý quản trị cho các lãnh đạo tại các ngân hàng.

[Podcast] UEH hướng đến trung hòa carbon: Bước đi đầu tiên

Làm thế nào để giảm lượng phát thải khí nhà kính là yêu cầu cấp bách đối với Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) trên hành trình cam kết tiến đến “Net-Zero” hay “lượng phát thải ròng bằng 0” trong tương lai. Áp dụng phương pháp đánh giá vòng đời (LCA - Life-Cycle Assessment) theo tiêu chuẩn quốc tế quy định tại Nghị định thư khí nhà kính (GHG Protocol) của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển bền vững (WBCSD), nghiên cứu của nhóm tác giả UEH đã xem xét và đo lường các tác nhân gây phát thải tại UEH, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm lượng phát thải carbon giúp UEH nói riêng và các trường đại học nói chung đạt được mức trung hòa carbon trong 30-50 năm tới.