[Podcast] Sự tham gia của khách hàng, lòng trung thành với thương hiệu và sự điều tiết trải nghiệm trí tuệ nhân tạo AI trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), tạo ra cuộc cách mạng trong cách tiếp cận khách hàng. Sự tham gia khách hàng và lòng trung thành với thương hiệu không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm mà còn vào trải nghiệm cá nhân hóa thông qua trí tuệ nhân tạo. Trong bài nghiên cứu này, tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia khách hàng, tác động lòng trung thành với thương hiệu trong ngành FMCG và vai trò điều tiết của trải nghiệm trí tuệ nhân tạo.

[Podcast] Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong việc xây dựng Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay

Nhân dân là đối tượng mà cả cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công hiến để nhân dân ta được sống trong độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc. Nhân dân là những người làm chủ vận mệnh của quốc gia dân tộc vì thế nhân dân phải là đối tượng thực hiện nghĩa vụ và hưởng tụ quyền lợi trong xã hội chủ nghĩa. Vì thế, mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa là xây dựng xã hội mà nhân dân làm chủ và nhân dân phải thực hiện quyền làm chủ xã hội của mình.

[Podcast] Chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam

Con người đã bước qua giới hạn chịu đựng của hành tinh do sản xuất và tiêu dùng quá mức diễn ra trong thời dan dài. Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà con người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng (Cagno et al. 2023; Knable et al. 2022), mang lại hiệu quả môi trường vượt trội thông qua hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên cũng như giảm chất thải (Dey và cộng sự, 2022). Tuy vậy, để chuyển từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn, đòi hỏi sự tham gia đóng góp của tất cả các nhóm chủ thể trong xã hội và mỗi nhóm đều cần phải vượt qua các thách thức đặc thù. Trên cơ sở nhận diện các rào cản, đúc kết các phát hiện từ các nghiên cứu liên quan, bài viết của Viện Tài chính bền vững và Ban đề án Bền vững thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã đưa ra các gợi ý thúc đẩy sự chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn cho bối cảnh Việt Nam, một quốc gia với đặc thù có đến 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

[Podcast] Áp dụng cách thức lập dự toán dựa trên kết quả hoạt động tại các cơ sở giáo dục ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Lập dự toán dựa trên kết quả hoạt động là xu hướng cải cách hiện nay trong giai đoạn “quản lý công mới” của nhiều quốc gia để sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả. Tuy nhiên, thực hiện lập dự toán theo kết quả hoạt động vẫn chưa được thực hiện rộng rãi và cũng chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung ở Việt Nam, đặc biệt là các đơn vị thuộc lĩnh vực giáo dục – một trong những đơn vị chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện nghiên cứu vấn đề này để hỗ trợ các đơn vị thuộc các cơ sở giáo dục ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long trong hoạt động lập dự toán.

[Podcast] Sự tác động của thông tin kế toán quản trị tới việc ra quyết định trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam: Vai trò điều tiết của điện toán đám mây

Sử dụng quan điểm dựa trên nguồn lực của lý thuyết doanh nghiệp (RBV), nghiên cứu của tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã xem xét mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và việc ra quyết định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Việt Nam. Đồng thời, khám phá vai trò điều tiết của điện toán đám mây trong mối quan hệ này.

[Podcast] Vai trò quản trị công ty đến chất lượng báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại thông qua mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính

Chất lượng báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại phụ thuộc vào mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính. Ở Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính và chưa có nghiên cứu thực nghiệm về việc công bố thông tin liên quan của các ngân hàng thương mại. Với nghiên cứu này, tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã tập trung vào đo lường mức độ công bố công cụ tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế theo báo cáo tài chính số 7 (IFRS 7) và xem xét ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố này.

Hội thảo quốc tế liên kết về Kinh tế và Kinh doanh Châu Á năm 2024 (J-ACBES 2024): Những số liệu và sự kiện nổi bật

Vào ngày 28-30 tháng 8, năm 2024, tại Đại học Udayana (Bali, Indonesia), Hội thảo Quốc tế liên kết về Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (The Joint Asian Conference on Business and Economic Studies – J-ACBES 2024) đã diễn ra với sự phối hợp tổ chức của 3 trường đại học, gồm: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và hai Đại học tại Indonesia là: Đại học Udayana và Đại học Padjadjaran. Trong đó, UEH chịu trách nhiệm chính trong việc nhận và duyệt bài tham gia hội thảo. Đặc biệt hơn, đây là hội thảo quốc tế thường niên tại UEH và Việt Nam được tổ chức tại nước ngoài trong bối cảnh quốc tế hóa các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy theo xu hướng chung thế giới.

Tọa đàm khoa học cùng GS. Michelle Greenwood - Tổng biên tập Tạp chí Journal of Business Ethics

Nhằm đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực nghiên cứu chính trực, tăng cường liêm chính trong nghiên cứu khoa học, ngày 05/9/2024, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức các buổi Tọa đàm khoa học cùng GS. Michelle Greenwood, Tổng biên tập Tạp chí Journal of Business Ethics (FT50) thảo luận về việc xuất bản với sự chính trực và chia sẻ nghiên cứu mới nhất của diễn giả.

[Podcast] Mối quan hệ giữa tín dụng xanh, phát thải CO2 và phát triển kinh tế xanh chất lượng cao: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh bền vững có khả năng chống chịu, được đặt ra như một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững. Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các nền kinh tế trên toàn cầu đều rất dễ tổn thương trước những thách thức của tình hình hiện tại và nó đã làm cho chúng ta nhận ra rằng việc đảm bảo sự bền vững của môi trường, tài nguyên và kinh tế là điều cực kỳ cần thiết. Từ thực tế này, tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã bắt tay thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tín dụng xanh, phát thải CO2 và phát triển kinh tế xanh chất lượng cao: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam”.

[Podcast] Áp dụng công nghệ trong quản lý đô thị thông minh và sáng tạo thời đại mới

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc tích hợp công nghệ vào quản lý đô thị đang trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển hiệu quả và bền vững của các thành phố. “Đô thị số”, “Quản lý thông minh” và “Cải tiến hạ tầng” chính là thách thức và cơ hội mà các nhà quản lý đô thị phải đối mặt để tối ưu hóa việc quản lý và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân. Live Talk “Quản trị & Công nghệ: Góc nhìn từ lĩnh vực công & tư thời đại 4.0” của UEH với phiên thảo luận đặc biệt “Chìa khóa để trở thành Nhà quản lý đô thị thông minh và sáng tạo” sẽ giải đáp những câu chuyện trên