CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Tài Chính Xanh Và Phát Triển Bền Vững Vùng Đông Nam Bộ – Phần 1: Kinh Nghiệm Tại Các Quốc Gia

Đông Nam Bộ (ĐNB) là vùng kinh tế động lực quan trọng của cả nước, tuy nhiên các ngoại tác tiêu cực từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng của vùng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Trước vấn đề này, tác giả Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu về tài chính xanh trên cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng và bài học kinh nghiệm tại các quốc gia, từ đây đề xuất các khuyến nghị liên quan nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các chính sách tài chính xanh một cách hiệu quả và đồng bộ tại ĐNB để hướng đến việc phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu vùng.

CUỘC SỐNG UEH

[UEH & WORLD BANK & ESRI VIETNAM] Hội thảo học thuật: Đói nghèo và hội nhập đô thị tại TP. Hồ Chí Minh

Hội thảo học thuật “Đói nghèo và hội nhập đô thị tại TP.HCM” là sự kiện được đồng tổ chức bởi Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), World Bank (WB) và Công ty ESRI Việt Nam với sứ mệnh chung trong việc đóng góp các nghiên cứu quan trọng gắn liền với việc thúc đẩy phát triển bền vững cho TP.HCM nói riêng, và toàn Việt Nam nói chung.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Kỳ 2)

Dựa trên bối cảnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và tình hình phát triển kinh tế TP.HCM giai đoạn từ 2011 đến nay đã được phân tích ở kỳ 1, nhóm tác giả của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã làm rõ vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đó, đưa ra một số nguyên tắc gợi ý chính sách để thu hút nguồn lực phát triển Vùng.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Và Đổi Mới Sáng Tạo Trong Việc Huy Động Và Sử Dụng Hiệu Quả Các Nguồn Lực Để Phát Triển Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (Kỳ 1)

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng vai quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh chính là lõi phát triển về kinh tế, tài chính, thương mại và đóng vai trò tạo động lực thúc đẩy sự phát triển chung của cả khu vực. Trong xu hướng mới hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng phải đảm bảo được mục tiêu thu hút các nguồn lực từ tài chính đến con người, phải gắn kết với mục tiêu phát triển bền vững với nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên tiềm năng và vị thế sẵn có.

CUỘC SỐNG UEH

Hội thảo khoa học quốc tế SEAUS 2023: Giải pháp thiết kế đô thị tại khu vực Đông Nam Á để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu

Biến đổi khí hậu phản ánh sự thay đổi dài hạn về nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết. Những thay đổi này là tự nhiên, nhưng kể từ những năm 1800, tác động của con người đã trở thành nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu - và một trong những vấn đề “không thể đảo ngược” trong nhiều thế kỷ qua đó chính là nóng lên toàn cầu. Với mong muốn chung tay giải quyết vấn đề này, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Đại học KU Leuven (Bỉ) và Đại học Kiến trúc TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế SEAUS 2023 với chủ đề “Giải pháp thiết kế đô thị tại khu vực Đông Nam Á để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu”.

CUỘC SỐNG UEH

Đẩy mạnh hợp tác với địa phương thông qua các chương trình thực tế của Khoa Quản lý nhà nước CELG

Với chủ trương đẩy mạnh hợp tác cùng địa phương, gắn kết kiến thức khoa học với các vấn đề thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các hoạt động học thuật nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thành tựu khoa học trong lĩnh vực quản lý nhà nước; hàng năm, Khoa Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức các chuyến đi cho sinh viên trong khuôn khổ hợp tác giữa Khoa và địa phương. Vừa qua, Sinh viên Khoa Quản lý Nhà nước Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (CELG) đã tham gia chương trình thực tế tại UBND xã Thừa Đức, tỉnh Bến Tre - dựa trên thỏa thuận hợp tác (MOU) giữa CELG và Trung tâm chuyển giao công nghệ dịch vụ và phát triển cộng đồng Nông - Ngư nghiệp Việt Nam (FACOD-VIETNAM).

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Tái Cấu Trúc Bền Vững Vùng Kinh Tế Đông Nam Bộ (Kỳ 3): Quan Điểm Tái Cấu Trúc Vùng

Vùng Đông Nam Bộ đang có những đóng góp quan trọng chung vào tăng trưởng và phát triển của cả nước, nhưng đang đứng trước thách thức phục hồi kinh tế và tiến tới phát triển bền vững trong dài hạn. Trước vấn đề này, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã và đang nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của Vùng thông qua hoạt động nghiên cứu và tư vấn. Tại bài viết này, tác giả đã phân tích những điểm nghẽn trong quá trình phát triển Vùng, từ đó, đề xuất các chính sách cơ cấu hay thực hiện tái cấu trúc trung và dài hạn nhằm đảm bảo phát triển bền vững Vùng.

CUỘC SỐNG UEH

Người phụ nữ “Gánh gánh gồng gồng” cả một kho tàng lịch sử

Có lẽ thật khó khi định danh hay tìm một chức vị để gọi “người phụ nữ thép” của nền hội họa Việt Nam - bà Xuân Phượng. Bà đã nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trên con đường cách mạng, từ chiến sĩ quân giới, người chế tạo thuốc nổ, bác sĩ, phóng viên chiến trường, phiên dịch viên, đến đạo diễn phim tài liệu hay một nhà sưu tập tranh. Có thể nói cuộc đời bà là cuốn hồi ký sống ghi lại những trang sử hào hùng của một thời chiến đấu oanh liệt. Với mong muốn lịch sử được gắn kết và thấu hiểu bởi thế hệ trẻ, hồi ký “Gánh gánh…gồng gồng…” ra đời, tái hiện một dòng chảy chiến tranh cuồng nộ vắt qua một thế kỷ.