CUỘC SỐNG UEH

SOG talk 2021: "AI World Society and the Age of Global Enlightenment - Xã hội trí tuệ nhân tạo và Kỷ nguyên khai sáng toàn cầu"

Ngày 17/12/2021, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH (CELG) đã tổ chức chương trình SOG talk 2021: “Xã hội trí tuệ nhân tạo và kỷ nguyên khai sáng toàn cầu” với sụ hội tụ của các chuyên gia trong và ngoài nước. Chương trình là cầu nối trao đổi, gắn kết đa chiều giữa các góc nhìn hàn lâm và thực tiễn trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu.

CUỘC SỐNG UEH

Chương trình “Dấu ấn TECHFEST - WHISE - SURF 2021” và Diễn đàn đối thoại cấp cao với chủ đề “Phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo mở”

Chiều ngày 14/12/2021, Chương trình Dấu ấn TECHFEST - WHISE 2021 đã diễn ra theo hình thức trực tiếp tại đầu cầu Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) và kết nối với điểm cầu Hà Nội. Đây là sự kiện trọng điểm nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (TECHFEST) và Tuần lễ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.HCM (WHISE) được tổ chức từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2021 do Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) phối hợp cùng UBND TP.HCM, Bộ Ngoại giao, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì với sự đồng hành chiến lược của Vingroup, Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN), Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài, Văn phòng Đề án 844, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, Trường Công nghệ và Thiết kế thuộc Đại Học Kinh tế TP.HCM, Uỷ ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Startup Vietnam Foundation, Viet Lotus phối hợp thực hiện, với sự tham gia của hàng trăm tổ chức/đơn vị trong hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước và quốc tế.

CUỘC SỐNG UEH

Hội thảo Khoa học cấp quốc gia (SOBC 2021): "Tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo"

Sáng ngày 10/12/2021, Khoa Ngân hàng - Trường Kinh doanh UEH phối hợp với Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Cần Thơ, Tạp chí JABES cùng với sự bảo trợ truyền thông của Thời báo Kinh Tế Sài Gòn đồng tổ chức hội thảo SOBC 2021 với chủ đề “Tương lai của ngân hàng trong kỉ nguyên Trí tuệ nhân tạo” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đây là diễn đàn trao đổi và chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả và chuyên gia hàng đầu về ứng dụng AI trong hoạt động ngân hàng.

CUỘC SỐNG UEH

Hội thảo Quốc tế song ngữ Anh - Việt về chủ đề “Tiền tệ kỹ thuật số Việt Nam & Các ứng dụng hỗ trợ Blockchain trong thương mại quốc tế”

Ngày 30/11/2021, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) với đơn vị đại diện là Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) đã phối hợp cùng Viện Friedrich-Naumann vì Tự do (FNF) tại Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế song ngữ Anh - Việt với chủ đề “Tiền tệ kỹ thuật số Việt Nam & Các ứng dụng hỗ trợ Blockchain trong thương mại quốc tế” dưới hình thức Hybrid Meetings. Hội thảo đã vinh dự thu hút gần 140 nhà nghiên cứu và người quan tâm trong nước và quốc tế, từ các trường Đại học tại Việt Nam và các quốc gia như: New Zealand, Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan… đăng ký và tham dự.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Big Data Cho Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Kinh Nghiệm Quốc Tế

Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hiệp Quốc đã thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) gồm: xoá nghèo (SDG1); không còn nạn đói (SDG2); sức khoẻ và chất lượng sống tốt (SDG3); giáo dục có chất lượng (SDG4); bình đẳng giới (SDG5); nước sạch và vệ sinh (SDG6); năng lượng sạch với giá thành hợp lý (SDG7); công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (SDG8); công nghiệp, sáng tạo, và phát triển hạ tầng (SDG9); thu hẹp bất bình đẳng (SDG10); đô thị và cộng đồng bền vững (SDG11); tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (SDG12); hành động về khí hậu (SDG13); tài nguyên và môi trường biển SDG(14); tài nguyên và môi trường trên đất liền (SDG15); hoà bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ (SDG16); quan hệ đối tác vì các mục tiêu (SDG17). Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển có cam kết mạnh mẽ thực hiện các SDGs này. Tuy nhiên, cũng như những quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang gặp khó khăn về việc thiếu dữ liệu đánh giá SDGs vì nhiều lý do như chi phí rất lớn khi xây dựng cơ sở dữ liệu SDIs thu thập dữ liệu về môi trường và xây dựng hạ tầng thống kê có đủ năng lực đo lường và hỗ trợ thực hiện các SDGs,… Chính vì lẽ đó, sự xuất hiện của Big Data (dữ liệu lớn) như một công cụ đắc lực hỗ trợ các quốc gia thực hiện SDGs.