Workshop: Recent Trends in Language Education and Applied Linguistics

07 tháng 11 năm 2024

Ngày 4/11/2024, Khoa Ngoại ngữ – Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước (UEH-CELG) đã tổ chức thành công workshop chuyên đề "Recent Trends in Language Education and Applied Linguistics" với sự tham gia của hơn 100 giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên UEH. Sự kiện đã mang đến những cập nhật quan trọng về xu hướng và phương pháp trong giáo dục ngoại ngữ.

Chia sẻ tại workshop với chủ đề "5 Hot Topics in TESOL and Applied Linguistics" của Phó Giáo sư Tiến sĩ Jonathan Newton, một chuyên gia trong lĩnh vực TESOL đến từ Đại học Victoria of Wellington (New Zealand), Thầy đã có thời gian dài đã cộng tác với UEH, nhiều Đại học uy tín trên thế giới và các trường Đại học lớn ở Việt Nam. Nội dung chia sẻ của Thầy xoay quanh những kiến thức tiên tiến và góc nhìn mới mẻ về các xu hướng nổi bật trong giảng dạy tiếng Anh và Ngôn ngữ ứng dụng. Trong phần chia sẻ của Thầy về 5 chủ đề nổi bật, bao gồm: (i) Các xu hướng nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, (ii) Ứng dụng công nghệ trong dạy và học tiếng Anh, (iii) Yếu tố cảm xúc trong giáo dục ngoại ngữ, (iv) Tiếng Anh toàn cầu và đa ngôn ngữ, và (v) Xu hướng đánh giá trong lớp học cùng cộng đồng phát triển chuyên môn cho giảng viên. Các nội dung này đã khai thác và làm nổi bật các yếu tố về mối quan hệ trong phương pháp, các phát triển nghiên cứu gần đây, và tác động thực tiễn đối với giảng dạy và học ngôn ngữ.


PGS.TS. Jonathan đặt câu hỏi tương tác với các bạn SV đang có mặt tại sự kiện


Phần “Warm- up” dành cho người tham dự


Đại diện lãnh đạo Khoa Ngoại ngữ - Thầy Bùi Mỹ Ngọc trao quà lưu niệm cho PGS.TS. Jonathan Newton

Tiếp nối chương trình, phần tọa đàm chia sẻ với chủ đề "Postgraduate Journeys in TESOL and Applied Linguistics", các diễn giả khách mời, bao gồm: Tiến sĩ Tôn Nữ Tùy Anh (Khoa Ngoại ngữ, CELG); Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình (Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh); và Thạc sĩ Vũ Trần Lập Nhân (TESOL, Simple Education) đã chia sẻ hành trình học tập và nghiên cứu sau đại học. Nội dung chia sẻ của các diễn giả tại tọa đàm đã cung cấp những thông tin cần thiết, hướng dẫn về việc theo đuổi con đường học tập sau đại học, tạo và duy trì động lực trong học tập và các hướng đi nghề nghiệp trong lĩnh vực Giảng dạy tiếng Anh và Ngôn ngữ học ứng dụng. Từ những kinh nghiệm thực tế đã trải qua hay những thử thách mà chính các diễn giả đã gặp phải, và cách khắc phục cùng những kết quả tích cực cuối cùng đạt được. 
Bên cạnh đó, nội dung thảo luận của tọa đàm còn xoay quanh quá trình phát triển chương trình thạc sĩ mà khoa Ngoại ngữ đã và đang thực hiện với hy vọng sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu của ngành mà còn truyền cảm hứng và hỗ trợ các chuyên gia TESOL trong tương lai. Những câu chuyện và bài học kinh nghiệm của các diễn giả đã truyền được cảm hứng và động lực cho sinh viên và những người tham dự.


Phần tham luận của ba diễn giả khách mời

Để có góc nhìn thực tế, các thầy, cô Khoa Ngoại ngữ đang học nghiên cứu sinh tại các trường đại học uy tín trong và ngoài nước đã trình bày báo cáo ngắn, tóm tắt các nghiên cứu xoay quanh chủ đề "Emerging Studies in TESOL & Applied Linguistics":

  • Thạc sĩ Hồ Minh Thắng trình bày về chủ đề “The effects of Augmented Reality Technology on Vietnamese EFL Undergraduate Students’ Speaking Skills in English for Tourism and Hospitality.” Báo cáo nhấn mạnh cách công nghệ thực tế tăng cường (AR) đang hỗ trợ sinh viên Việt Nam cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh chuyên ngành du lịch và khách sạn, với kết quả ban đầu cho thấy AR có thể giúp tạo ra các tình huống giao tiếp thực tế, tăng sự tự tin và khả năng phản xạ ngôn ngữ.


ThS. Hồ Minh Thắng với phần trình bày

  • Thạc sĩ Kiều Huyền Trâm báo cáo chủ đề “Teacher Change Through a Professional Development Program: A Case Study at a Vietnamese University.” Nội dung nghiên cứu tập trung vào hiệu quả của các chương trình phát triển chuyên môn và cách chúng tác động đến sự thay đổi của giáo viên trong phương pháp giảng dạy, nhấn mạnh trường hợp cụ thể tại một trường đại học ở Việt Nam.

  ThS. Kiều Huyền Trâm với phần trình bày

  • Thạc sĩ Lê Thị Tuyết Minh chia sẻ về “Leveraging the 4Cs Framework for Effective EAL Instruction.” Báo cáo đề xuất sử dụng khung 4Cs (Critical thinking, Communication, Collaboration, Creativity) để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ trợ (EAL), cho thấy phương pháp này có thể phát huy các kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong học tập và ứng dụng thực tế.

ThS. Lê Thị Tuyết Minh với phần trình bày

  • Thạc sĩ Hà Thanh Bích Loan giới thiệu chủ đề “Self-determination Theory and Vietnamese EFL Learners’ Motivation: Future Directions.” Nghiên cứu đề xuất áp dụng lý thuyết tự quyết (Self-determination Theory) để nâng cao động lực học tập của sinh viên Việt Nam trong lĩnh vực tiếng Anh như ngôn ngữ ngoại lai (EFL), đồng thời chỉ ra các hướng phát triển mới cho nghiên cứu tương lai

ThS. Hà Thanh Bích Loan với phần trình bày 


PGS.TS Jonathan Newton trao tặng quà cho các báo cáo viên

Chương trình workshop kết thúc thành công với những kết nối ý nghĩa, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong nghiên cứu và giảng dạy cho các giảng viên và sinh viên. Những nội dung được chia sẻ tại chương trình tạo nên nhiều động lực và cảm hứng cho người tham dự trên con đường học tập và giảng dạy của mình. Hy vọng sự kiện sẽ là bước khởi đầu cho nhiều hoạt động hợp tác học thuật và nghiên cứu trong tương lai.

Diễn giả, khách mời, các giảng viên và sinh viên cùng chụp hình lưu niệm

 Tin, ảnh: Khoa Ngoại ngữ, Văn phòng CELG

Chia sẻ