Tập huấn chuyên sâu ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) trong phân tích biến đổi khí hậu

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) vừa kết thúc thành công Khóa tập huấn chuyên sâu ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) trong phân tích biến đổi khí hậu, sử dụng mô hình MANAGE (The Mitigation, Adaptation and New Technologies Applied General Equilibrium) của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Chương trình được tổ chức bởi Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH và Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á cùng sự phối hợp của Ngân hàng Thế giới, với 2 đợt học trực tuyến (3 - 13 tháng 12 năm 2024 và 11 - 21 tháng 3 năm 2025) và một đợt học trực tiếp kéo dài năm ngày (31 tháng 3 - 4 tháng 4 năm 2025) tại UEH Cơ sở 279 Nguyễn Tri Phương.

[Research Contribution] Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng điện và nước tại tỉnh Vĩnh Long

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, thanh toán trực tuyến trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt trong các lĩnh vực thiết yếu như điện và nước. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận và sử dụng hình thức thanh toán này vẫn còn nhiều khác biệt giữa các địa phương, đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng về các yếu tố tác động. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phân tích thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến điện và nước của người tiêu dùng tại tỉnh Vĩnh Long.

Tọa đàm Khoa học quốc gia: Chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở các địa phương nhằm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng ngày 4/4/2025, tại Hội trường B1.205, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức Tọa đàm khoa học quốc gia với chủ đề: “Chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở các địa phương nhằm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

[Research Contribution] Đô thị tuần hoàn – Xu hướng tất yếu cho các thành phố du lịch Việt Nam

Nghe đến cụm từ “đô thị tuần hoàn”, nhiều người có thể hình dung ngay đến một tương lai “xanh” với đường phố không còn ngập rác, khói bụi giảm dần, dòng chảy tài nguyên được vận hành bền bỉ, ổn định. Trên thực tế, đây không phải là một khái niệm mơ hồ, mà đã trở thành xu hướng hành động cụ thể, được các tổ chức quốc tế như ICLEI (Local Governments for Sustainability) khuyến khích mạnh mẽ. Ở Việt Nam, các thành phố du lịch năng động như Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc hay Đà Lạt đều có thể hưởng lợi từ ứng dụng mô hình này, nhằm đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững.

UEH đăng cai tổ chức Hội nghị Lập kế hoạch Quốc gia Dự án Kỹ năng số để thành công 2025

Với tinh thần "Từ ý tưởng đến hành động", Hội nghị lập kế hoạch quốc gia Dự án "Kỹ năng số để thành công" (Digital Skills to Succeed - DS2S) năm 2025 đã diễn ra thành công tốt đẹp trong hai ngày 26-27/3/2025 tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH). Chương trình có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện 6 trường đại học đối tác, cùng các chuyên gia và điều phối viên của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ).

[Research Contribution] Tác động của văn hóa lên đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên toàn cầu hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp. Nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tập trung vào việc khám phá tác động của văn hóa tổ chức và văn hóa quốc gia lên khả năng đổi mới, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hóa hỗ trợ sáng tạo trong các tổ chức. Với cách tiếp cận từ việc phân tích tổng quan các nghiên cứu gần đây, bài viết cung cấp cái nhìn toàn diện về mối quan hệ giữa văn hóa và đổi mới, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách văn hóa có thể tối ưu hóa sự đổi mới sáng tạo, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

[Research Contribution] Khảo sát các mô hình học sâu trong bài toán dự đoán giá bất động sản

Bất động sản không chỉ là một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn mà còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Dự đoán giá bất động sản giúp tối ưu hóa giao dịch, nhưng do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố phi tuyến, các mô hình thống kê truyền thống thường gặp hạn chế. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là học sâu (Deep learning), đã mở ra cơ hội mới nhờ khả năng nhận diện và học hỏi từ các mối quan hệ phức tạp, nâng cao độ chính xác của dự đoán. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã đánh giá tính khả thi của việc ứng dụng mô hình học sâu vào bài toán dự đoán giá bất động sản.

[Research Contribution] Sáng tạo xã hội trong kỷ nguyên số: Xu hướng nổi bật và cơ hội phát triển bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ số, sáng tạo xã hội đã nổi lên như một giải pháp quan trọng giúp giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu xã hội yêu cầu những giải pháp sáng tạo nhằm đạt được sự bền vững và công bằng. Nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phân tích các xu hướng và triển vọng của sáng tạo xã hội để cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức nó có thể tạo ra tác động tích cực lâu dài cho xã hội.

Trung tâm trọng tài VIAC phối hợp với UEH tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thời gian giải quyết tranh chấp tại trọng tài và tác động từ các thủ tục tố tụng liên quan" thuộc chuỗi sự kiện AMS 2025

Ngày 14/3/2025, Hội thảo chuyên đề về "Thời gian giải quyết tranh chấp tại trọng tài và tác động từ các thủ tục tố tụng liên quan" đã diễn ra tại cơ sở B với sự tham gia của các chuyên gia pháp lý, luật sư và học giả đầu ngành và hơn 100 sinh viên, học viên UEH. Sự kiện nhằm đánh giá thực trạng, xác định những điểm nghẽn trong quá trình giải quyết tranh chấp cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp với phương thức giải quyết tranh chấp tại trọng tài.

[Research Contribution] Cải thiện năng suất tổng hợp Đông Nam Bộ: Thể chế và hiệu quả sử dụng nguồn lực

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn như hệ lụy của đại dịch, thiên tai và xung đột, Đông Nam Bộ – vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam cũng đang gặp thách thức lớn về thể chế và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Một nghiên cứu mới đây từ tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã chỉ ra dư địa đáng kể trong việc cải thiện năng suất tổng hợp (TFP), giúp khu vực tăng trưởng GRDP thêm hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm. Làm thế nào để Đông Nam Bộ không chỉ phục hồi mà còn bứt phá, trở thành động lực tăng trưởng bền vững của cả nước? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây!