Hội thảo "Hai đất nước, một nụ hoa"
06 tháng 02 năm 2016
- Hội thảo thường niên của Hiệp hội Kinh tế-Luật Châu Á (Asian Law and Economics Association - AsLEA)
- Hội thảo "Pacific INFINITI Conference on International Finance" lần đầu tiên có mặt tại Châu Á
- UEH là thành viên của Ban Điều hành và Ban Tư vấn Cao cấp của Hiệp hội Swiss-ASEAN Learning and Teaching (SALT)
Ngày 01/2/2016, tại Hội trường A.103, Cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu, Viện Du lịch Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Hai đất nước, một nụ hoa”.
“Hai đất nước, một nụ hoa” là chủ đề mà Viện Du lịch chọn nói lên rằng Việt Nam và Hà Lan có thể hợp sức với nhau mà ở đó công nghệ và bí quyết thương mại hóa hoa của xứ sở “cơn lốc da cam” có thể giúp các nhà trồng hoa ở Việt Nam đưa sản phẩm của mình vươn ra thế giới.
Toàn cảnh Hội thảo
Việt Nam là nơi được các nhà trồng hoa từ các nước như Đài Loan, Nhật Bản chú ý đầu tư trong nhiều năm qua, tạo nguồn hoa để xuất ngược về cho đất nước của họ. Mức xuất khẩu hàng năm của Việt Nam tăng trung bình 10%/năm. Vào năm 2007, mức xuất khẩu hoa của nước ta chỉ vào khoảng 5,5 triệu euro thì đến năm 2010, mức xuất khẩu đã đạt mức 42 triệu euro và đến 2014, con số xấp xỉ 60 triệu euro. Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa hàng đầu của Việt Nam với mức 2,7 tỷ Yen tức khoảng 22 triệu USD.
TS. Nguyễn Đức Trí – Viện trưởng Viện Du lịch trình bày vai trò, tầm quan trọng của hoa
Các cuộc khảo sát gần đây do Viện Du lịch tổ chức cho thấy các nhà sản xuất và kinh doanh hoa từ Hà Lan đánh giá cao môi trường phát triển hoa có chất lượng đẵng cấp quốc tế của Việt Nam và nhiều trong số họ đã đề nghị các hình thức hợp tác. Sự kiện hội thảo vừa nêu tập hợp các nhà kinh doanh hoa ở Việt Nam gồm các nhà trồng, phân phối sỉ và bán lẻ hoa của khu vực phía Nam gặp gỡ lãnh đạo công ty Meewisse Hà Lan với mục đích làm cầu nối liên lạc, tạo điều kiện cho các bên đàm phán và đi đến hợp tác trong lĩnh vực trồng và đưa hoa của Việt Nam ra thế giới.
Với sự hợp tác của Công ty Vietnam Trade International, sự tham gia của Viện Du lịch vào lĩnh vực tư vấn quốc tế hóa ngành hoa Việt Nam thông qua cửa ngõ Hà Lan là một bước đi cụ thể trong nỗ lực đưa Việt Nam vào bảng đồ hoa của thế giới, mà một cách gián tiếp góp phần thu hút du khách yêu hoa bốn phương đến với đất nước chúng ta. Cũng qua sự kiện này, sinh viên của Viện học hỏi thêm cách thức chuyển hóa một sản phẩm nội địa thành một hấp dẫn du lịch và con đường để góp phần tạo ra nền tảng cho sự phát triển bền vững của du lịch từ thế mạnh nông nghiệp sẵn có.
Ông Haipham – CEO của Vietnam Trade International, Hà Lan giới thiệu về hoa của Việt Nam
Hội thảo chỉ là bước đầu của việc kết nối. Các hoạt động giao lưu sau hội thảo sẽ được tiến hành dưới hình thức gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua truyền thông Internet. Hình thức câu lạc bộ đang được nhắm đến nhằm thu hút các nhà trồng, phân phối hoa tại Việt Nam thường xuyên làm việc với các nhà tiếp thị và bán sản phẩm ra quốc tế của Hà Lan dưới sự tổ chức của Viện được kỳ vọng sẽ là một sân chơi nhà nghề cho các nhà sản xuất và kinh doanh hoa Việt Nam trong nỗ lực quốc tế hóa sản phẩm của họ. Trong bối cảnh chưa có một hiệp hội về hoa trong cả nước thì nỗ lực của Viện Du lịch có thể được xem như một nét chấm phá độc đáo trong bức tranh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ông John Meewisse – CEO và chủ doanh nghiệp Meewisse Plants, Hà Lan giới thiệu về hoa của Hà Lan
Chúng tôi kêu gọi các nhà trồng và phân phối hoa trong cả nước hãy liên lạc với Viện Du lịch, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM để phát triển giải pháp đưa sản phẩm của mình ra thế giới thông qua các kết nối với các nhà kinh doanh hoa hàng đầu của Hà Lan mà Viện chọn lọc và giới thiệu. Hãy xây dựng thương hiệu cho hoa từ Việt Nam và biến nó thành thương hiệu quốc gia, tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước và góp phần thu hút du khách quốc tế yêu thích hoa đến với Việt Nam.
Đại diện Ban tổ chức tặng hoa cho PGS.TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt – Phó Hiệu trưởng UEH
Ông John Meewisse tặng hoa Bromeliad cho khách mời tham dự chương trình
Bromeliad – tên một loài hoa mới, hiện đang rất thịnh hành ở Châu Âu còn được biết đến với tên gọi “hoa Hoàng đế” - được chọn làm một minh chứng tiêu biểu về quá trình quốc tế hóa một loài hoa địa phương: đưa một giống từ miền đất xa xôi (Nam Mỹ) về nhân giống ở Hà Lan và xây dựng thành một tên tuổi lớn ở Châu Âu trong ngành công nghiệp hàng chục tỷ đô la hàng năm ở lục địa này
Chia sẻ