[Podcast] Vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Kỳ 2)

Dựa trên bối cảnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và tình hình phát triển kinh tế TP.HCM giai đoạn từ 2011 đến nay đã được phân tích ở kỳ 1, nhóm tác giả của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã làm rõ vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đó, đưa ra một số nguyên tắc gợi ý chính sách để thu hút nguồn lực phát triển Vùng.

Khoa Tài chính công, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH chủ trì hoạt động tư vấn chuyên sâu về thuế cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng trụ sở trên địa bàn TP.HCM

Ngày 11/6/2023 vừa qua, Khoa Tài chính Công, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (CELG) tổ chức Buổi tư vấn chuyên sâu về thuế cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng trụ sở trên địa bàn Tp.HCM. Chương trình là một trong những nỗ lực cụ thể hóa chiến lược của UEH hướng đến sứ mệnh phục vụ xã hội vì một cộng đồng và xã hội phát triển bền vững.

[Podcast] Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Và Đổi Mới Sáng Tạo Trong Việc Huy Động Và Sử Dụng Hiệu Quả Các Nguồn Lực Để Phát Triển Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (Kỳ 1)

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng vai quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh chính là lõi phát triển về kinh tế, tài chính, thương mại và đóng vai trò tạo động lực thúc đẩy sự phát triển chung của cả khu vực. Trong xu hướng mới hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng phải đảm bảo được mục tiêu thu hút các nguồn lực từ tài chính đến con người, phải gắn kết với mục tiêu phát triển bền vững với nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên tiềm năng và vị thế sẵn có.

Hội thảo khoa học quốc tế SEAUS 2023: Giải pháp thiết kế đô thị tại khu vực Đông Nam Á để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu

Biến đổi khí hậu phản ánh sự thay đổi dài hạn về nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết. Những thay đổi này là tự nhiên, nhưng kể từ những năm 1800, tác động của con người đã trở thành nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu - và một trong những vấn đề “không thể đảo ngược” trong nhiều thế kỷ qua đó chính là nóng lên toàn cầu. Với mong muốn chung tay giải quyết vấn đề này, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Đại học KU Leuven (Bỉ) và Đại học Kiến trúc TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế SEAUS 2023 với chủ đề “Giải pháp thiết kế đô thị tại khu vực Đông Nam Á để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu”.

[Podcast] Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Cho Sự Phát Triển Bền Vững Vùng Đông Nam Bộ (Kỳ 2): Định Hướng Phát Triển Nguồn Nhân lực Chất Lượng Cao

Nhân lực được xem là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của quốc gia, giữ vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Để phát triển Vùng Đông Nam Bộ theo quy hoạch của Nghị quyết 24/NQ-TW, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn liền với lợi thế cạnh tranh của Vùng cần được tiến hành theo quy hoạch. Dựa trên các phân tích thực trạng ở kỳ 1 bài viết, nhóm tác giả đã đề xuất một số định hướng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cho Vùng Đông Nam Bộ ở kỳ 2. 

[Podcast] Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Cho Sự Phát Triển Bền Vững Vùng Đông Nam Bộ (Kỳ 1): Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Vùng

Nhân lực được xem là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của quốc gia, giữ vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Để phát triển Vùng Đông Nam Bộ theo quy hoạch của Nghị quyết 24/NQ-TW, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn liền với lợi thế cạnh tranh của Vùng cần được tiến hành quy hoạch. Dựa trên số liệu thống kê và phân tích, các tác giả của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã làm rõ sự thiếu hụt về nhân lực, từ đó, đề xuất một số định hướng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cho Vùng Đông Nam Bộ.

Hội nghị thường niên lần thứ 56 - Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

Từ ngày 2 đến ngày 5/5/2023, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) thuộc Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức phiên báo cáo hội thảo với chủ đề “Lộ trình chuyển đổi carbon thấp toàn diện ở Châu Á: Xanh hóa nông nghiệp và quản lý khí hậu địa phương” tại Hội nghị thường niên lần thứ 56 của ADB tại Incheon, Seoul, Hàn quốc.

[Podcast] Tái Cấu Trúc Bền Vững Vùng Kinh Tế Đông Nam Bộ (Kỳ 3): Quan Điểm Tái Cấu Trúc Vùng

Vùng Đông Nam Bộ đang có những đóng góp quan trọng chung vào tăng trưởng và phát triển của cả nước, nhưng đang đứng trước thách thức phục hồi kinh tế và tiến tới phát triển bền vững trong dài hạn. Trước vấn đề này, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã và đang nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của Vùng thông qua hoạt động nghiên cứu và tư vấn. Tại bài viết này, tác giả đã phân tích những điểm nghẽn trong quá trình phát triển Vùng, từ đó, đề xuất các chính sách cơ cấu hay thực hiện tái cấu trúc trung và dài hạn nhằm đảm bảo phát triển bền vững Vùng.