[Podcast] Khi Trí tuệ Nhân tạo (AI) nâng cao hiệu quả thiết kế bố cục cửa hàng: Một nghiên cứu tổng quan

Tầm quan trọng của cách bố trí cửa hàng trong việc tác động đến hành vi của người tiêu dùng đã được chứng minh rõ ràng. Các nghiên cứu luôn cho thấy mối tương quan tích cực giữa cách bố trí được tối ưu hóa và doanh số bán hàng tăng lên. Nhận thức được tác động của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc tăng cường các chiến lược bố trí cửa hàng truyền thống, tác giả của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và cộng sự nước ngoài đã tiến hành nghiên cứu đánh giá toàn diện cả phương pháp thiết kế bố trí cửa hàng thông thường và kỹ thuật AI hiện đại. Bằng cách hợp nhất những hiểu biết sâu sắc từ hai lĩnh vực này, mục tiêu là đề xuất một khung thiết kế bố cục cửa hàng cải tiến được hỗ trợ bởi AI.

[Podcast] Phản ứng của chính sách xã hội đối với đại dịch COVID-19 ở một số quốc gia (Kỳ 2): Bài học cho Việt Nam

Thời gian qua, để hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, ngoài các chính sách về y tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã triển khai các chính sách xã hội, tuy nhiên, mức độ hiệu quả của các chính sách này là không giống nhau. Tại bài viết này, tác giả của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã đề cập đến sự phản ứng chính sách xã hội tại một số quốc gia, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có thể đối phó với những cuộc khủng hoảng của dịch bệnh trong tương lai.

Phản Ứng Của Chính Sách Xã Hội Đối Với Đại Dịch Covid-19 Ở Một Số Quốc Gia (Kỳ 1)

Thời gian qua, để hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, ngoài các chính sách về y tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã triển khai các chính sách xã hội, tuy nhiên, mức độ hiệu quả của các chính sách này là không giống nhau. Tại bài viết này, tác giả của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã đề cập đến sự phản ứng chính sách xã hội tại một số quốc gia, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có thể đối phó với những cuộc khủng hoảng của dịch bệnh trong tương lai.

Hội thảo quốc tế “Mystique Of Luxury Brands – MLB 2023”

Tiếp nối thành công của các Hội thảo quốc tế đã diễn ra tại các quốc gia như Nhật bản, Singapore, Hàn Quốc, Úc,… Trường Kinh doanh UEH (COB-UEH) và Luxury Brandings Research Centre, Đại học Curtin (Úc) đã đồng tổ chức Hội thảo quốc tế “Mystique Of Luxury Brands – MLB 2023” diễn ra vào ngày 9-10/11/2023 tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH). Hội thảo đã thu hút hơn 200 học giả đến từ 15 quốc gia trên thế giới đến tham dự.

[Podcast] Phát triển khu vực doanh nghiệp Vùng kinh tế Đông Nam Bộ theo chủ trương Đại hội XIII của Đảng

Vùng Đông Nam Bộ nước ta bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước. Những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng giai đoạn 2015 – 2020 luôn có sự đóng góp rất lớn từ khu vực doanh nghiệp. Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ, trong đó có khu vực doanh nghiệp, Đại hội XIII của Đảng đã ban hành chủ trương và Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ. Bài viết của tác giả Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đề xuất một số giải pháp phát triển khu vực doanh nghiệp Đông Nam Bộ theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Trường Kinh tế, Luật Và Quản lý nhà nước UEH tổ chức seminar “Khoảng cách giới và thị trường lao động: Nobel kinh tế 2023 và tiềm năng nghiên cứu ở Việt Nam”

Sáng ngày 03/11/ 2023, buổi sinh hoạt học thuật giới thiệu Giải Nobel Kinh tế năm 2023 đã thu hút gần 350 người tham dự tại Hội trường B1.302, cơ sở B - 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10. Buổi seminar nhận được sự quan tâm từ đông đảo giảng viên đến từ các đơn vị khác nhau trực thuộc UEH, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đại học chính quy từ các ngành đào tạo khác nhau.

[Podcast] Thách thức của già hóa dân số đối với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Các nghiên cứu về tác động của tình trạng già hoá dân số ở các nước trên thế giới cho thấy tình trạng này tác động đến nhiều mặt về kinh tế và xã hội. Tình trạng già hoá dân số cũng đang và sẽ tạo ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, nhất là các vấn đề tăng trưởng, nguồn cung và năng suất lao động, hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc y tế, quỹ hưu trí và các vấn đề xã hội phát sinh. Thời gian chuyển đổi từ dân số già hoá lên dân số già ở Việt Nam nhanh hơn các nước và đặc biệt là khi nước ta còn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp thì những thách thức này càng khó khăn hơn đối với nền kinh tế. Công trình “Thách thức của già hóa dân số đối với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của tác giả Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) nghiên cứu tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số, mà tập trung vào già hoá dân số, đến phát triển kinh tế ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm tận dụng các lợi thế từ cơ cấu dân số tuổi để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cho Việt Nam.

Hội thảo Phát triển Tăng trưởng xanh cho địa phương - Góc nhìn đa ngành: Phối hợp đa ngành, hướng tới phát triển bền vững

Ngày 28/10/2023 vừa qua, Viện Đô thị Thông minh và Quản lý, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH - ISCM) đã kết hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Green+ tổ chức Hội thảo Phát triển Tăng trưởng xanh cho địa phương - góc nhìn đa ngành. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều giáo sư, chuyên gia và người học đến từ các đại học/trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở ban ngành cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

[Podcast] Ngoại giao kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

Ngoại giao kinh tế ra đời cùng với các mối quan hệ kinh tế trong quan hệ quốc tế. Các chính sách đối ngoại và đối nội của mỗi quốc gia đều hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế đã và đang trở thành những nhân tố mang tính quyết định và chủ đạo trong ngoại giao tổng thể của một quốc gia. Thông qua bài nghiên cứu này, tác giả của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã khái quát và nhìn nhận lại lý thuyết về ngoại giao kinh tế; thực tiễn của hoạt động ngoại giao kinh tế trong quan hệ quốc tế ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; đồng thời nhận định xu hướng vận động của ngoại giao kinh tế của Việt Nam trong những năm tới