CUỘC SỐNG UEH

Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập UEH Vĩnh Long - Chính thức chuyển mình trở thành UEH Mekong “Vì một ĐBSCL bền vững”

Ngày 03/01/2025, Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập (4/12/2019 - 4/12/2024) Phân hiệu Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tại Vĩnh Long (UEH Vĩnh Long) với chủ đề “Hành trình vì một Mekong bền vững” đã long trọng diễn ra tại tỉnh Vĩnh Long. Đây cũng chính là cột mốc chính thức chuyển mình của UEH Vĩnh Long với tầm vóc và quy mô lớn hơn - UEH Mekong vì một Đồng bằng sông Cửu Long và tiểu vùng sông Mekong bền vững.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Sự ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến ý định mua sắm sản phẩm thời trang bền vững trực tuyến

Thời trang bền vững đang nổi lên như một xu hướng toàn cầu, nhưng việc thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là một thách thức lớn. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và vai trò của tiếp thị người ảnh hưởng đã được chứng minh là yếu tố quan trọng định hình ý định mua sắm thời trang bền vững trực tuyến tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc Phân hiệu Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long (UEH Vĩnh Long) đã phân tích và cung cấp cái nhìn sâu hơn giúp các nhà bán lẻ thời trang đưa ra chiến lược cân bằng giữa đạo đức kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận trong thời đại công nghệ số lên ngôi.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Đào tạo nhân lực Mekong tương lai: Trao quyền hành động bền vững

[Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long] – Chủ đề “Đào tạo nhân lực Mekong tương lai: Trao quyền hành động bền vững” đã được bàn luận trong chương trình “Chuyện hôm nay” của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long với sự tham gia của 2 diễn giả: PGS.TS. Bùi Quang Hùng – Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, chuyên gia dự báo nhân lực.

BÁO CHÍ NÓI VỀ UEH MEKONG

Đào tạo nhân lực Mekong tương lai: Trao quyền hành động bền vững

[Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long] - Chủ đề “Đào tạo nhân lực Mekong tương lai: Trao quyền hành động bền vững” đã được bàn luận trong chương trình “Chuyện hôm nay” của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long với sự tham gia của 2 diễn giả: PGS.TS. Bùi Quang Hùng - Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, chuyên gia dự báo nhân lực.

CUỘC SỐNG UEH

UEH và Năng lượng mặt trời: Khẳng định vai trò tiên phong trong ứng dụng năng lượng xanh, giảm thiểu 1265,5602 tấn CO2

Bạn có biết năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng dồi dào nhất trên Trái Đất, với khoảng 173.000 terawatts – gấp 10.000 lần nhu cầu năng lượng toàn cầu? Không những thế, năng lượng mặt trời còn giúp giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí và tiết kiệm chi phí vận hành trong dài hạn. Hiểu được những vấn đề đó, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã và đang khai thác hiệu quả nguồn năng lượng vô tận này thông qua việc lắp đặt các hệ thống điện mặt trời tiên tiến, giúp giảm thiểu phát thải CO2, bảo vệ môi trường và khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững của một đại học xanh.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thích ứng với biến đổi khí hậu, giải pháp thực tiễn

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý kinh tế và chính trị, là nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xứng danh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai, hậu quả của đại dịch COVID-19 cùng với những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã và đang kìm hãm sự phát triển năng động của ĐBSCL trong thời gian gần đây, trong đó có lĩnh vực du lịch. Trong bài nghiên cứu này, tác giả thuộc Phân hiệu Vĩnh Long của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH Vĩnh Long) đã phân tích thực trạng phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua, từ đó đề ra các giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL hiện nay.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Ứng dụng Công nghệ san phẳng mặt ruộng điều khiển bằng tia laser trong sản xuất lúa: Giải pháp nông nghiệp chính xác thích ứng biến đổi khí hậu

Sau hơn ba năm triển khai dự án ứng dụng Công nghệ san phẳng mặt ruộng điều khiển bằng tia laser trong sản xuất lúa do Trung tâm Môi trường cho Phát triển (EfD) tại Việt Nam, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tài trợ thực hiện tại huyện biên giới Giang Thành tỉnh Kiên Giang và Huyện Châu Phú tỉnh An Giang đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phương pháp này giúp nông dân giảm chi phí bơm nước, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng năng suất lại tăng lên. Đây là giải pháp nông nghiệp chính xác thích ứng biến đổi khí hậu mang tính đột phá quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Tối ưu hóa đánh giá chuẩn đối với bộ chuyển đổi năng lượng sóng bằng phương pháp ra quyết định dựa trên lý thuyết mờ

Nhu cầu về các giải pháp năng lượng bền vững đã làm tăng sự quan tâm đến năng lượng biển, đặc biệt là năng lượng sóng. Nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết cho việc đánh giá khách quan các công nghệ chuyển đổi năng lượng sóng (WEC), đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác sóng biển để phát điện.

CUỘC SỐNG UEH

Công nghệ xanh: Nỗ lực yêu thương môi trường của thế hệ mới

Công nghệ xanh đang tác động tích cực đến nền kinh tế quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng bằng cách nâng cao hiệu suất, tạo dựng việc làm, thúc đẩy sự đổi mới và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Những lợi ích lâu dài về kinh tế, môi trường và phúc lợi xã hội này đã khiến việc phát triển công nghệ xanh trở thành một nhiệm vụ đáng được quan tâm trong thời đại mới. Trong bài viết này, hãy cùng Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA) tìm hiểu thêm về khái niệm này nhé!

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam

Con người đã bước qua giới hạn chịu đựng của hành tinh do sản xuất và tiêu dùng quá mức diễn ra trong thời dan dài. Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà con người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng (Cagno et al. 2023; Knable et al. 2022), mang lại hiệu quả môi trường vượt trội thông qua hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên cũng như giảm chất thải (Dey và cộng sự, 2022). Tuy vậy, để chuyển từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn, đòi hỏi sự tham gia đóng góp của tất cả các nhóm chủ thể trong xã hội và mỗi nhóm đều cần phải vượt qua các thách thức đặc thù. Trên cơ sở nhận diện các rào cản, đúc kết các phát hiện từ các nghiên cứu liên quan, bài viết của Viện Tài chính bền vững và Ban đề án Bền vững thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã đưa ra các gợi ý thúc đẩy sự chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn cho bối cảnh Việt Nam, một quốc gia với đặc thù có đến 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.