CUỘC SỐNG UEH

Viện Tài chính Bền vững UEH: Dấu ấn năm 2024 và hành trình đồng hành cùng các mục tiêu SDGs

Trong những năm qua, với sự tạo điều kiện của lãnh đạo Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), Viện Tài chính Bền vững (SFI) đã không ngừng nỗ lực để khẳng định vị thế của mình trên tất cả các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế và tư vấn chuyển giao. Bằng sự cam kết và đổi mới liên tục, Viện SFI đã và đang trở thành cầu nối tri thức, đồng hành cùng các đối tác trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy các giải pháp bền vững, đóng góp trực tiếp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại Việt Nam và khu vực. Năm 2024, hoạt động của Viện tiếp tục để lại nhiều dấu ấn nổi bật.

CUỘC SỐNG UEH

Thực hành bình đẳng giới tại UEH thông qua chương trình Nhạy cảm giới: Ứng xử trong môi trường đại học

Trong môi trường đại học, việc hiểu và thực hành nhạy cảm giới đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng văn minh, bình đẳng, không phân biệt và tôn trọng sự đa dạng của mỗi cá nhân. Hiểu được điều đó, UEH tổ chức chương trình Nhạy cảm giới: Ứng xử trong môi trường đại học nhằm cung cấp kiến thức về giới cho sinh viên, giúp các bạn hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội liên quan đến vấn đề giới trong xã hội.

CUỘC SỐNG UEH

Quấy rối tình dục - Im lặng hay lên tiếng?

Đó là câu hỏi mà talkshow chuyên sâu “Quấy rối tình dục - Im lặng hay lên tiếng” đã giải đáp, thu hút sự quan tâm của gần 300 sinh viên trong sáng ngày 15/11/2024 tại Hội trường B1.302. Chủ đề thảo luận được thiết kế cởi mở, chuyên sâu về lĩnh vực “tình dục”, “quấy rối tình dục” (QRTD), “Pháp luật liên quan đến tội QRTD và xâm hại tình dục”. Qua những góc nhìn từ các chuyên gia xã hội học, tình dục học và pháp lý, sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã được trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về kỹ năng phòng chống QRTD. 

CUỘC SỐNG UEH

Phá bỏ khuôn mẫu giới: Tôn vinh giá trị của mọi cá nhân

Trong xã hội hiện đại, mỗi một cá nhân đều mang trong mình những câu chuyện, khả năng và khát vọng riêng biệt, hình thành nên một con người độc nhất. Không quan trọng người ấy là nam hay là nữ, những sự riêng biệt ấy đều nên được nhìn nhận và tôn vinh. Việc phá bỏ những định kiến và chuẩn mực cứng nhắc về giới tính là một bước quan trọng để nâng cao ý thức về giá trị của mỗi người và để mỗi cá nhân đều có cơ hội được tỏa sáng, đóng góp cho cộng đồng.

CUỘC SỐNG UEH

Chạy lên trước bóng tối: Học cách bảo vệ bản thân trước quấy rối tình dục

Những hành vi mang tính gợi tình sai trái vẫn luôn hiện diện xung quanh chúng ta, từ những bình luận kệch cỡm trên mạng xã hội cho đến những cuộc tấn công tình dục tàn nhẫn. Vì vậy, là sinh viên đại học, chúng ta cần làm gì để nhận biết, phòng tránh và bảo vệ bản thân trước hành vi sai trái, bất kể là trong giảng đường hay môi trường công sở? Bài viết này nhằm gợi mở thông tin cũng như trang bị cho người học những kiến thức pháp luật liên quan và kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị quấy rối tình dục (QRTD).

CUỘC SỐNG UEH

Chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Thực hiện chương trình hoạt động Công đoàn năm 2024, nhằm chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024) và 1984 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Công đoàn Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chuỗi các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 với nhiều nội dung thiết thực và ý nghĩa.

CUỘC SỐNG UEH

Bình đẳng giới trong thể thao: Sân chơi công bằng cho tất cả?

Bạn hâm mộ thể thao nam hay thể thao nữ? Đâu là ranh giới thật sự khi hai nửa dân số thế giới tham gia sân chơi thể thao như một sự nghiệp nghiêm túc? Trong khi Bình đẳng giới (hay rộng hơn với khái niệm Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập - DEI) trở thành vấn đề cấp bách, thì lĩnh vực thể thao cũng nổi lên như chiến tuyến cho những thay đổi. Phá bỏ rào cản, phá vỡ định kiến và tôn vinh năng lực của các vận động viên là những thành tựu đáng kể mà hành trình hướng tới Bình đẳng giới trong thể thao đã chứng kiến, bên cạnh những bước tiến đầy hứa hẹn trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu những biến đổi đã và đang diễn ra để cân bằng sân chơi thể thao và trao quyền cho các vận động viên thuộc mọi giới tính.

CUỘC SỐNG UEH

Tính nam độc hại - Quyền được khóc cho ai?

“Đàn ông con trai mà khóc nhè, xấu hổ”, “Anh phải là trụ cột trong nhà chứ”,... Đây có lẽ là những điều mà ai trong chúng ta cũng đều đã được nghe suốt hành trình trưởng thành và hình thành nhận thức. Từ lâu, những quy chuẩn về nam giới phải mạnh mẽ, hung hăng, phải là trụ cột, đã ăn sâu vào tiềm thức và đặt lên nam giới một áp lực vô hình. Nhưng liệu cái giá phải trả cho sự “nam tính” lệch lạc này là gì?