CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Big Data Cho Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Kinh Nghiệm Quốc Tế

Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hiệp Quốc đã thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) gồm: xoá nghèo (SDG1); không còn nạn đói (SDG2); sức khoẻ và chất lượng sống tốt (SDG3); giáo dục có chất lượng (SDG4); bình đẳng giới (SDG5); nước sạch và vệ sinh (SDG6); năng lượng sạch với giá thành hợp lý (SDG7); công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (SDG8); công nghiệp, sáng tạo, và phát triển hạ tầng (SDG9); thu hẹp bất bình đẳng (SDG10); đô thị và cộng đồng bền vững (SDG11); tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (SDG12); hành động về khí hậu (SDG13); tài nguyên và môi trường biển SDG(14); tài nguyên và môi trường trên đất liền (SDG15); hoà bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ (SDG16); quan hệ đối tác vì các mục tiêu (SDG17). Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển có cam kết mạnh mẽ thực hiện các SDGs này. Tuy nhiên, cũng như những quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang gặp khó khăn về việc thiếu dữ liệu đánh giá SDGs vì nhiều lý do như chi phí rất lớn khi xây dựng cơ sở dữ liệu SDIs thu thập dữ liệu về môi trường và xây dựng hạ tầng thống kê có đủ năng lực đo lường và hỗ trợ thực hiện các SDGs,… Chính vì lẽ đó, sự xuất hiện của Big Data (dữ liệu lớn) như một công cụ đắc lực hỗ trợ các quốc gia thực hiện SDGs.

CUỘC SỐNG UEH

Hội nghị Kinh tế Môi trường Đông Nam Á: Các phương pháp tiếp cận xuyên ngành hướng tới tính bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống

Hội nghị thường niên “Kinh tế Môi trường Đông Nam Á - Các phương pháp tiếp cận xuyên ngành hướng tới tính bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống” do Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH phối hợp với Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida), cùng Trung tâm Môi trường cho phát triển tại Việt Nam (EfD-Vietnam) tổ chức đã diễn ra thành công từ ngày 1 đến ngày 3/12/2021. Đây là diễn đàn để thúc đẩy nghiên cứu về kinh tế môi trường bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận xuyên ngành để tăng tính bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Cải Cách Luật Đất Đai Để Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế

Luật Đất đai luôn là một vấn đề được thảo luận sôi nổi trên nghị trường Quốc hội ở Việt Nam. Bộ luật này có tác động sâu sắc tới đời sống của người dân, hoạt động của các doanh nghiệp, và phát triển kinh tế của toàn đất nước. Rộng lớn hơn, quyền sở hữu đất đai luôn là một thể chế nền tảng trong suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, mối quan hệ giữa quyền sở hữu đất đai và các hoạt động kinh tế luôn là một chủ đề thu hút các nhà nghiên cứu kinh tế nói riêng, và khoa học xã hội nói chung.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Cuộc Cách Mạng Trong Kinh Tế Học Thực Nghiệm

Chúng ta thường hay nghĩ rằng nhiệm vụ chính của các nhà kinh tế học là xây dựng mô hình để giải thích các hiện tượng xảy ra trong nền kinh tế và đưa ra dự báo điều chỉnh. Sự thực là phần lớn các nghiên cứu kinh tế hiện nay tập trung tìm ra mối quan hệ nhân quả, hiện tượng sự việc này dẫn đến hiện tượng sự việc kia như thế nào.

CUỘC SỐNG UEH

Tọa đàm JST tháng 10 về chủ đề: Toàn cầu hóa, Chế độ chính trị và Đại dịch Covid-19

Ngày 12/10/2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) đã tổ chức thành công phiên tọa đàm cuối cùng trong kế hoạch tổ chức chuỗi hội nghị chuyên đề “Kinh tế và Kinh doanh: Hội nghị về sự bất ổn toàn cầu” (Economics and Business: Agendas for the Uncertain World) của năm 2021. Tọa đàm JST tháng 10 vinh dự đón tiếp diễn giả khách mời – Giáo sư Klaus F. Zimmermann với chủ đề “Toàn cầu hóa, Chế độ chính trị và Đại dịch Covid-19” cùng hơn 100 nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, bao gồm các quốc gia như: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Ả Rập Xê út, Đài Loan…