[Podcast] Tiền Điện Tử Pháp Định Và Một Số Đề Xuất Cho Việt Nam – Phần 1: Tính Khác Biệt Và Thực Trạng Áp Dụng Ở Một Vài Quốc Gia Trên Thế Giới

Sự xuất hiện của tiền điện tử pháp định sẽ dẫn đến sự đổi mới hoàn toàn trong phương thức thanh toán, đem lại nhiều lợi thế trong quản lý tiền tệ của nhà nước. Những lợi thế này được thể hiện qua sự tiến bộ của chức năng phát hành và thanh toán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Ở phần 1 bài viết, tác giả sẽ chỉ ra sự khác biệt của tiền điện tử pháp định so với tiền mã hóa, từ đây đưa ra những phân tích về hiệu quả chính sách và phát hành của loại tiền này bên cạnh việc phân tích thực trạng áp dụng của một số quốc gia trên thế giới.

UEH tổ chức Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ ứng dụng và giáo dục ngoại ngữ (ICALLE 2022): “Kết nối và phát triển trong điều kiện bình thường mới”

Ngày 21 và 22/10/2022, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), Khoa Ngoại ngữ (SFL) và Viện Ngôn ngữ - Quốc tế học (ILACS) UEH đã tổ chức Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ ứng dụng và giáo dục ngoại ngữ (ICALLE 2022) lần 2 với chủ đề: “Kết nối và phát triển trong điều kiện bình thường mới”, với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước. Trong hai ngày, hội thảo tổ chức với 8 phiên toàn thể, 48 phiên trực tiếp, và 24 phiên trực tuyến chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong giảng dạy ngoại ngữ; các chính sách, quan điểm và cảm nhận của giáo viên, người học trong điều kiện bình thường mới; xu hướng phát triển của giáo dục ngoại ngữ và ngôn ngữ ứng dụng trong tương lai.

[Podcast] Quản Lý Thuế Thương Mại Điện Tử: Bài Học Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Giải Pháp Cho Việt Nam Trong Bối Cảnh Chuyển Đổi Số

Xu hướng chuyển đổi số đang dần làm thay đổi văn hóa của người tiêu dùng và cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đã dẫn đến những thách thức trong mô hình quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay. Từ những phân tích thực trạng và đúc kết kinh nghiệm của các quốc gia phát triển về quản lý thuế đối với thương mại điện tử, tác giả đã đề xuất các khuyến nghị phù hợp nhằm kiểm soát, quản lý và khai thác nguồn thu từ thuế hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế số. Đây là bài viết vinh dự được nhận giải A từ cuộc thi Viết về Thuế với thương mại điện tử do Tạp chí thuế – Tổng Cục thuế Việt Nam tổ chức.

[Podcast] Phát Triển Du Lịch Bền Vững: Thách Thức Và Cơ Hội Của Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngành du lịch Việt Nam đã duy trì vị thế là ngành kinh tế hàng đầu của đất nước trong những năm gần đây. Cùng với đó, du lịch đã hỗ trợ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, nâng cao hình ảnh của Việt Nam và khẳng định lại vị trí của mình trong quá trình tăng trưởng và hội nhập. Kết quả là một chiến lược du lịch bền vững phải được tạo ra. Và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một trong bảy điểm đến du lịch hàng đầu của đất nước, sẽ là điểm nhấn đặc biệt trong việc nghiên cứu về du lịch bền vững. Thông qua bài viết này, tác giả đã làm rõ các biến số ảnh hưởng đến sự phát triển, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển du lịch bền vững của khu vực của ĐBSCL.

Tọa đàm SRS 2022 kỳ 6: “Tăng cơ hội thành công cho việc công bố bài nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế"

Tọa đàm về Nghiên cứu SOB lần thứ 6 (SRS 2022) do Khoa Ngân hàng, Trường Kinh doanh UEH (COB) tổ chức vào ngày 14/09/2022 theo hình thức kết hợp giữa thuyết trình trực tiếp và trực tuyến đã diễn ra thành công tốt đẹp. Tọa đàm đề cập đến chủ đề "Tăng cơ hội thành công cho việc công bố bài nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế", với sự trình bày của Giáo sư Desmond Doran, chuyên gia trong lĩnh vực Hoạt động và Quản lý chuỗi cung ứng, Trường Kinh doanh Kent, Đại học Kent, Vương quốc Anh và là cựu phó tổng biên tập của Tạp chí “International Journal of Operations & Production Management”.

[Podcast] Sự Trợ Giúp Của ICTs Đối Với Việc Phục Hồi Kết Nối Ngành Hàng Không – Phần 2: Ứng Dụng ICT và Kiến Nghị Chính Sách

Nhìn lại giai đoạn đại dịch Covid-19 với những ảnh hưởng trên toàn cầu có thể thấy ngành hàng không là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng khá nặng nề. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, các quy định hạn chế tiếp xúc đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technologies – ICTs) được áp dụng rộng rãi trong việc tự động hóa cũng như trao đổi, phân tích dữ liệu kinh doanh hàng không. Ở phần 2 bài viết, tác giả chỉ rõ tầm quan trọng của việc đầu tư đúng mức vào ICTs trong việc phục hồi kết nối ngành hàng không cũng như chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn, đồng thời, đề xuất các kiến nghị hữu ích giúp doanh nghiệp.

UEH chủ trì thành công Hội thảo quốc tế thường niên “International Conference on Business and Finance 2022”

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã chủ trì thành công Hội thảo quốc tế thường niên “International Conference on Business and Finance 2022” (ICBF 2022). Đây là một diễn đàn bổ ích cho các học giả trong và ngoài nước quan tâm về lĩnh vực Tài chính - Kinh doanh trình bày và học hỏi về các nghiên cứu mới, để từ đó kết nối và chia sẻ các ý tưởng nghiên cứu về những vấn đề đang được quan tâm trên thế giới.

[Podcast] Sự Trợ Giúp Của ICTs Đối Với Việc Phục Hồi Kết Nối Ngành Hàng Không – Phần 1: Nhìn Lại Ảnh hưởng Của Đại Dịch Toàn Cầu

Nhìn lại giai đoạn đại dịch Covid-19 với những ảnh hưởng trên toàn cầu có thể thấy ngành hàng không là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng khá nặng nề. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, các quy định hạn chế tiếp xúc đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technologies – ICTs) được áp dụng rộng rãi trong việc tự động hóa cũng như trao đổi, phân tích dữ liệu kinh doanh hàng không. Ở phần 1 bài viết, tác giả đã phân tích tầm quan trọng của ngành hàng không dân dụng đối với nền kinh tế, cũng như những tác động của đại dịch Covid-19 lên lĩnh vực này.

Sinh hoạt học thuật định kỳ CELG Seminar: “A risk-risk trade-off assessment of climate-induced mortality risk changes”

Ngày 22/09/2022, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (CELG) tiếp tục tổ chức buổi sinh hoạt học thuật định kỳ CELG Seminar với chủ đề “A risk-risk trade-off assessment of climate-induced mortality risk changes”. Diễn giả trình bày là Tiến sĩ Irene Mussio, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Newcastle.

Hội thảo quốc tế “Sustainable Mekong Workshop Series (SM)” - Kỳ 1 (SM2022): “Sustainable Development in rural areas”

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam và thế giới. Mặc dù chỉ chiếm 11,8% diện tích và 17,6% dân số, nhưng ĐBSCL chiếm tới 90% lượng gạo, 70% lượng trái cây và 65% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả nước, nhưng khu vực này đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, cần phải được nghiên cứu, phân tích, luận giải và đưa ra những giải pháp cấp bách; từ vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, vấn đề chính sách tài chính, thuế, đầu từ hạ tầng giao thông cho đến vấn đề di dân, phát triển du lịch bền vững, và các vấn đề xã hội khác. Đây cũng chính là lý do Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) chính thức tổ chức chuỗi hội thảo quốc tế “Sustainable Mekong Workshop Series (SM)”.