[Podcast] Đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam

Gần đây, trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã xuất hiện nhiều vụ tranh chấp có liên quan đến môi giới chứng khoán (MGCK). Hiện nay, pháp luật về hoạt động MGCK tương đối hoàn thiện về mặt khung pháp lý, tuy nhiên, dù pháp luật có chặt chẽ đến đâu cũng không thể bao quát được hết các trường hợp. Trong phạm vi bài báo này, tác giả đã khái quát về hoạt động MGCK tại Việt Nam. Thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, bao gồm luật, nghị định, thông tư, bài nghiên cứu đánh giá những bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật của nghiệp vụ MGCK. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động MGCK ở nước ta.

[Podcast] Báo cáo kinh tế TP.HCM: Phục hồi và Thách thức – Kỳ 3: Triển vọng kinh tế TP.HCM 6 tháng cuối năm 2024 và gợi ý chính sách

“Báo cáo Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Phục hồi và Thách thức” là ấn phẩm nghiên cứu khoa học do Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong 06 tháng đầu năm 2024, kết quả đã đạt được, phân tích các thách thức, dự báo khả năng phục hồi, cũng như đề xuất các chính sách phát triển. Tại kỳ 3 của bài viết, nhóm tác giả đã phân tích những triển vọng của kinh tế TP.HCM 6 tháng cuối năm 2024 và đưa ra những gợi ý chính sách cho chính quyền Thành phố.

[Podcast]Báo cáo kinh tế TP.HCM: Phục hồi và Thách thức – Kỳ 2: Tăng trưởng kinh tế TP. HCM 6 tháng đầu năm 2024

“Báo cáo Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Phục hồi và Thách thức” là ấn phẩm nghiên cứu khoa học do Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong 06 tháng đầu năm 2024, kết quả đã đạt được, phân tích các thách thức, dự báo khả năng phục hồi, cũng như đề xuất các chính sách gợi ý cho chính quyền Thành phố. Tại kỳ 2 của bài viết, nhóm tác giả đã phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong nửa đầu năm 2024.

UBND Thành phố Thủ Đức và UEH phối hợp tổ chức Hội nghị “Kinh tế số - Động lực phát triển Thành phố Thủ Đức”

Ngày 30/7/2024, trên nền tảng MoU giữa UBND Thành phố Thủ Đức và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), Phòng Khoa học và Công nghệ - Thông tin Thành phố Thủ Đức và Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng UEH (IRDRC) đã tổ chức thành công Hội nghị phổ biến kiến thức về kinh tế số cho hơn 500 cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thành phố Thủ Đức. Hội nghị tập huấn được tổ chức nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức cho đội ngũ nguồn nhân lực tại địa phương trong tầm nhìn hướng tới phát triển kinh tế số, là động lực phát triển của Thành phố Thủ Đức.

Hội thảo quốc tế thường niên ELG2024: “Tiếp cận chuyển đổi kép - Số hóa và Biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển”

Ngày 30 và 31/7 vừa qua, Hội thảo quốc tế thường niên về Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước 2024 (ELG2024) với chủ đề “Phương pháp tiếp cận chuyển đổi kép: Số hóa và biến đổi khí hậu ở các quốc gia đang phát triển” do Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp. Tại diễn đàn quốc tế quan trọng này, các chuyên gia đã cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thảo luận các sáng kiến mới nhằm thúc đẩy phát triển bền vững thông qua số hóa và các biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

[Podcast] Báo cáo kinh tế TP.HCM: Phục hồi và Thách thức – Kỳ 1: Tổng quan kinh tế thế giới và Việt Nam nửa đầu năm 2024

“Báo cáo Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Phục hồi và Thách thức” là ấn phẩm nghiên cứu khoa học do Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong 06 tháng đầu năm 2024, kết quả đã đạt được, phân tích các thách thức, dự báo khả năng phục hồi, cũng như đề xuất các chính sách gợi ý cho chính quyền Thành phố. Tại kỳ 1 của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tổng quan kinh tế thế giới và Việt Nam trong nửa đầu năm 2024.

Hội thảo quốc tế VietTESOL 2024: “Giáo dục tiếng Anh trong thời đại trí tuệ nhân tạo”

Hội thảo quốc tế VietTESOL - sự kiện thường niên lớn nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam đã chính thức diễn ra vào ngày 27 và 28/7/2024 tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) với chủ đề “Giáo Dục Tiếng Anh Trong Thời Đại Trí Tuệ Nhân Tạo”. Đây là cơ hội để các chuyên gia và các nhà giáo dục khám phá những đổi thay mà cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại, và thảo luận về cách AI có thể định hình tương lai cho giáo dục tiếng Anh.

RTD 2024: Những đóng góp nổi bật về Công nghệ và Thiết kế hướng đến sự Bền vững toàn cầu

Trong 4 ngày, từ ngày 15 đến 18/7/2024, Hội thảo Khoa học Quốc tế “Resilience by Technology and Design” (RTD 2024) đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long. Những sáng kiến, ý tưởng nổi trội về công nghệ, thiết kế hướng đến tính bền vững toàn cầu đã được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ.

[Podcast] PGS.TS. Mai Hoài: Giới hạn chịu đựng của hành tinh đã bị vượt qua, doanh nghiệp nào “đi trước”, “làm thật” để giải quyết thách thức sẽ có lợi thế

“Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang bền vững không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, trong thách thức vẫn có cơ hội và doanh nghiệp nào “đi trước”, “làm thật” sẽ có lợi thế” – PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài, Viện trưởng Viện Tài chính Bền vững, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.

[Podcast] Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Và Hành Vi Ngoài Vai Trò Của Công Chức

Phát huy đạo đức của người đứng đầu trong các tổ chức công là một nội dung trọng tâm của của công tác Quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, việc thực hiện những hành vi như nêu gương, khuyến khích thực hành các tiêu chuẩn đạo đức cũng chính là chủ đề đương đại trong lĩnh vực quản lý nói chung. Do đó, những hiểu biết một cách có hệ thống về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đạo đức đến thái độ và hành vi của nhân viên là đóng góp quan trọng nhằm cung cấp một bằng chứng thực nghiệm khẳng định vì sao các tổ chức cần thúc đẩy thực hành phong cách lãnh đạo đạo đức. Như vậy, nghiên cứu của tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) khỏa lấp những khoảng trống trong cả lý thuyết lẫn thực tiễn quản lý công về cơ chế làm thế nào mà người lãnh đạo đạo đức có thể khiến nhân viên vượt lên trên những vai trò được quy định trong mô tả công việc để cùng nhau đóng góp vào mục tiêu của tổ chức.