UEH tổ chức hội thảo khoa học: “Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng”

Ngày 29/3/2022, Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) đã phối hợp với Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng”. Hội thảo nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn khoa học để các giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các nhà khoa học thảo luận, chia sẻ quan điểm và trao đổi các kết quả nghiên cứu về những vấn đề xoay quanh nội dung Văn kiện Đại hội XIII, góp phần phục vụ thiết thực, hiệu quả cũng như quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội XIII trên nhiều lĩnh vực.

Tọa đàm chuyên môn “Triển vọng và xu hướng trong Phân tích dữ liệu - International workshop Data analytics: Current trends and prospects”

Nhằm tạo cơ hội để các Thầy, Cô cùng chia sẻ và trao đổi những nghiên cứu, ứng dụng và cơ hội phát triển trong ngành Phân tích dữ liệu, sáng ngày 28 tháng 03 năm 2022, Trường Công nghệ và Thiết kế UEH (CTD) đã tổ chức buổi tọa đàm chuyên môn trực tuyến với chủ đề “Triển vọng và xu hướng trong Phân tích dữ liệu - International workshop Data analytics: Current trends and prospects" với sự tham dự của diễn giả khách mời Giáo sư Kiyoshi Kobayashi đến từ Đại học Kyoto - một trong những chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu Phân tích dữ liệu tại Nhật Bản.

[Podcast] Chuyển Đổi Số Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ (SMEs) Trong Bối Cảnh Đại Dịch Covid-19

Cuốn theo xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số đã trở thành từ khóa luôn làm nóng các diễn đàn kinh tế - xã hội và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Sau hơn một năm rưỡi chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam nhận thức rõ hơn nhu cầu chuyển đổi số (Digital Transformation) không còn là trào lưu thời thượng hay khái niệm công nghệ mà là giải pháp sống còn cho mọi hoạt động của một quốc gia, một doanh nghiệp (DN) trong và sau đại dịch. Với đặc thù của nền kinh tế là khối SMEs chiếm tỷ trọng lớn (97% số DN) và đóng vai trò quan trọng (đóng góp 40% GDP hàng năm), do vậy chuyển đổi số ở Việt Nam muốn thành công phải tập trung vào SMEs.

[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Lĩnh Vực Y Tế Ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong y tế hiện nay đang là xu hướng toàn cầu, mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia, giúp cải thiện chất lượng y tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng tính hiệu quả trong việc khám chữa bệnh, và đồng bộ hóa thông tin y tế. Không nằm ngoài xu hướng này, chính phủ Việt Nam cũng đang hoàn thiện tiến trình chuyển đổi số trong hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe người dân. Thực tế cho thấy nhu cầu ứng dụng công nghệ trong quản lý và chuyên môn y tế là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, Việt Nam là một nước có nhiều ưu thế để có thể áp dụng thành công các giải pháp y tế kỹ thuật số. Bài nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng nền y tế Việt Nam, và các bài học kinh nghiệm trên thế giới, nhằm tìm ra những giải pháp, kiến nghị cho các nhà làm chính sách thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số, để theo kịp với thời đại và đáp ứng nhu cầu đang ngày một lớn của người dân.

Sự kiện công bố quốc tế: JABES - Tạp chí khối ngành KHXH&NV, Kinh doanh và Quản lý đầu tiên của Việt Nam chính thức được công nhận vào danh mục SCOPUS

Ngày 18/03/2022, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức sự kiện công bố quốc tế “JABES tạp chí khối ngành Khoa học xã hội và Nhân văn, Kinh doanh và Quản lý đầu tiên của Việt Nam chính thức được công nhận vào danh mục SCOPUS”. Đây là bước tiến lớn, góp phần tăng cường nhận diện tri thức khoa học của Việt Nam trên các diễn đàn học thuật quốc tế.

[Podcast] Phân Tích Dữ Liệu Con Người Tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của dữ liệu và công nghệ số, việc ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu ngày càng trở nên phổ biến trong các hoạt động quản trị ở các công ty. Không nằm ngoài làn sóng đó, công tác quản lý con người ở các công ty cũng đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của một xu hướng mới: sử dụng phân tích dữ liệu con người (People Analytics - PA) - trong các hoạt động nhân sự. PA được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt và tiến tới loại bỏ sự cảm tính và rủi ro trong các quyết định nhân sự, giúp các nhà quản lý có thêm cơ sở trong việc đưa ra các chính sách về con người. Vậy PA là gì? Việc ứng dụng PA trong hoạt động quản trị nhân sự nói riêng và quản trị nói chung trên thế giới có thực sự mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng hay không? Thực trạng và khả năng ứng dụng PA trong các công ty tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Để có thể sử dụng PA một cách hiệu quả, các công ty ở Việt Nam cần phải làm gì? Bài viết hy vọng có thể đưa ra được một số gợi ý cho những câu hỏi nêu trên.

Khoa Ngân hàng tổ chức tọa đàm "Kinh tế tài chính Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19"

Trong khuôn khổ Chuỗi tọa đàm Khoa học năm 2022, ngày 11/03 vừa qua, Khoa Ngân hàng, Trường Kinh doanh UEH đã tổ chức tọa đàm "Kinh tế tài chính Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19". Đây là cơ hội để các chuyên gia, giảng viên, học viên cao học và sinh viên Khoa Ngân hàng cùng nhau trao đổi thảo luận nhiều thông tin thời sự bổ ích về tình hình kinh tế tài chính thế giới và Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng với nhiều cơ hội và thách thức.

[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Nông Nghiệp Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, và biến đổi khí hậu làm cho ngành nông nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn và rủi ro, đòi hỏi nông nghiệp phải tái cơ cấu để thích ứng. Cùng với sự phát triển công nghệ và chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số và áp dụng công nghệ cao được kỳ vọng sẽ giúp nông nghiệp Việt Nam gia tăng năng suất sản xuất, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo thu nhập cho người nông dân, giảm lãng phí thực phẩm.Tuy nhiên, các chính sách và hoạt động chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam hiện còn mang tính cục bộ địa phương và thiếu tính tổng thể trên phạm vi quốc gia. Dựa trên những tồn tại đó, bài viết này nhằm đánh giá thực trạng chuyển đổi số nông nghiệp tại Việt Nam, từ đó nêu lên những gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy quá trình này.

JABES là tạp chí khối ngành KHXH&NV, kinh doanh và quản lý đầu tiên của Việt Nam chính thức được công nhận vào danh mục SCOPUS

Ngày 6/3/2022, sau quá trình nỗ lực bền bỉ, lâu dài, cùng quy trình đăng ký, thẩm định, đánh giá và xét duyệt hồ sơ nghiêm ngặt, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) chính thức ghi tên vào danh sách các tạp chí thuộc danh mục SCOPUS. Đồng thời, trở thành tạp chí khối ngành Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), kinh doanh và quản lý đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào chỉ mục khoa học uy tín này. Đây là bước tiến lớn, đóng góp vào lộ trình trở thành Đại học có danh tiếng học thuật và hành động bền vững của UEH trong khu vực nói riêng và góp phần tăng cường nhận diện của Việt Nam trên các diễn đàn học thuật quốc tế nói chung.

[Podcast] Cải Cách Pháp Luật Đáp Ứng Nhu Cầu Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân Trong Chuyển Đổi Số

Sự bùng nổ của các thành tựu công nghệ đặt ra nhiều vấn đề về quyền riêng tư cá nhân, do lượng lớn dữ liệu mà các công nghệ này sử dụng trực tiếp đến từ thông tin cá nhân của người dùng. Bài viết này nhằm chỉ ra nhu cầu điều chỉnh về mặt pháp lý đối với việc tiếp nhận thông tin và xử lý dữ liệu cá nhân trên cơ sở đánh giá tổng quan các quy định pháp luật hiện hành, đối sánh với các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của một số nước trên thế giới. Nhóm tác giả đề xuất hai nhóm nguyên tắc lập quy nhằm cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành theo hướng thống nhất ghi nhận quyền nhân thân đối với thông tin cá nhân, tách bạch cơ chế điều chỉnh giữa quan hệ xử lý dữ liệu cá nhân với dữ liệu công nghiệp, trung hòa xung đột thông qua cơ chế quy chuẩn, kiểm định, đánh giá tín nhiệm số đối với các chủ thể xử lý dữ liệu.