[Podcast] Tác Động Của Đồng Tiền Kỹ Thuật Số Đến Tỷ Giá Hối Đoái

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiền kỹ thuật số đang ngày một tăng trưởng cả về thị phần lẫn giá trị giao dịch trên thị trường. Một số quốc gia trên thế giới chính thức công nhận tiền điện tử là đơn vị tiền tệ hợp pháp. Bên cạnh đó, tiền điện tử còn có tiềm năng thay thế tiền tệ lưu thông, là một phần của hệ thống tiền tệ từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương. Với những lợi ích tiềm năng trong giao dịch thanh toán, tiền kỹ thuật số sẽ tác động tỷ giá hối đoái như thế nào và đâu là chính sách phù hợp trong việc điều hành và vận dụng chính sách tiền tệ của Việt Nam thời gian tới? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng UEH tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”

Vào ngày 9 tháng 11 năm 2022, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) vinh dự được phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”, với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn đến năm 2030.

UEH tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 10 về các thách thức mới nổi: Thích ứng chiến lược trong thế giới bất định (ICECH 2022)

Vào hai ngày 4 và 5 tháng 11 năm 2022, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) vinh dự tổ chức Hội thảo quốc tế Lần thứ 10 về các thách thức mới nổi gắn với chủ đề “Thích ứng chiến lược trong thế giới bất định” – được gọi là ICECH 2022 với sự hơp tác cùng các trường đại học, các tổ chức trong nước và quốc tế. Hội thảo đã thu hút hơn 200 khách tham dự, trong đó bao gồm các khách mời danh dự, diễn giả, các tác giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên tham dự trực tiếp và trực tuyến đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Hội thảo khoa học quốc tế ICECH 2022 là diễn đàn cho các học giả và chuyên gia chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm và kiến thức để thích ứng với chiến lược kinh doanh trong thời kỳ hậu Covid cũng như những bất ổn và phức tạp khác nhau trên thế giới ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

[Podcast] Tiền Điện Tử Pháp Định Và Một Số Đề Xuất Cho Việt Nam – Phần 2: Khuyến nghị chính sách

Sự xuất hiện của tiền điện tử pháp định sẽ dẫn đến sự đổi mới hoàn toàn trong phương thức thanh toán, đem lại nhiều lợi thế trong quản lý tiền tệ của nhà nước. Những lợi thế này được thể hiện qua sự tiến bộ của chức năng phát hành và thanh toán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tiền điện tử pháp định còn là một đối trọng xứng tầm với những đồng tiền điện tử tự phát. Do đó, việc xây dựng chính sách về tiền điện tử pháp định ở Việt Nam là cần thiết để bắt kịp xu thế chung của thế giới. Từ những phân tích ở phần 1, tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị chính sách dành cho loại tiền điện tử này ngay trong phần 2 bài viết.

Hội nghị chuyên đề "The Environmental Impact of Industry-level Greenfield FDI: Evidence from 30 Chinese Provinces and 32 Economic Sectors"

Ngày 28/10/2022 tại phòng họp A.205, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với City University of New York - Brooklyn College tổ chức hội nghị chuyên đề "The Environmental Impact of Industry-level Greenfield FDI: Evidence from 30 Chinese Provinces and 32 Economic Sectors" do GS. Nadia Doytch trình bày.

[Podcast] Tiền Điện Tử Pháp Định Và Một Số Đề Xuất Cho Việt Nam – Phần 1: Tính Khác Biệt Và Thực Trạng Áp Dụng Ở Một Vài Quốc Gia Trên Thế Giới

Sự xuất hiện của tiền điện tử pháp định sẽ dẫn đến sự đổi mới hoàn toàn trong phương thức thanh toán, đem lại nhiều lợi thế trong quản lý tiền tệ của nhà nước. Những lợi thế này được thể hiện qua sự tiến bộ của chức năng phát hành và thanh toán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Ở phần 1 bài viết, tác giả sẽ chỉ ra sự khác biệt của tiền điện tử pháp định so với tiền mã hóa, từ đây đưa ra những phân tích về hiệu quả chính sách và phát hành của loại tiền này bên cạnh việc phân tích thực trạng áp dụng của một số quốc gia trên thế giới.

UEH tổ chức Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ ứng dụng và giáo dục ngoại ngữ (ICALLE 2022): “Kết nối và phát triển trong điều kiện bình thường mới”

Ngày 21 và 22/10/2022, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), Khoa Ngoại ngữ (SFL) và Viện Ngôn ngữ - Quốc tế học (ILACS) UEH đã tổ chức Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ ứng dụng và giáo dục ngoại ngữ (ICALLE 2022) lần 2 với chủ đề: “Kết nối và phát triển trong điều kiện bình thường mới”, với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước. Trong hai ngày, hội thảo tổ chức với 8 phiên toàn thể, 48 phiên trực tiếp, và 24 phiên trực tuyến chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong giảng dạy ngoại ngữ; các chính sách, quan điểm và cảm nhận của giáo viên, người học trong điều kiện bình thường mới; xu hướng phát triển của giáo dục ngoại ngữ và ngôn ngữ ứng dụng trong tương lai.

[Podcast] Quản Lý Thuế Thương Mại Điện Tử: Bài Học Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Giải Pháp Cho Việt Nam Trong Bối Cảnh Chuyển Đổi Số

Xu hướng chuyển đổi số đang dần làm thay đổi văn hóa của người tiêu dùng và cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đã dẫn đến những thách thức trong mô hình quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay. Từ những phân tích thực trạng và đúc kết kinh nghiệm của các quốc gia phát triển về quản lý thuế đối với thương mại điện tử, tác giả đã đề xuất các khuyến nghị phù hợp nhằm kiểm soát, quản lý và khai thác nguồn thu từ thuế hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế số. Đây là bài viết vinh dự được nhận giải A từ cuộc thi Viết về Thuế với thương mại điện tử do Tạp chí thuế – Tổng Cục thuế Việt Nam tổ chức.

[Podcast] Phát Triển Du Lịch Bền Vững: Thách Thức Và Cơ Hội Của Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngành du lịch Việt Nam đã duy trì vị thế là ngành kinh tế hàng đầu của đất nước trong những năm gần đây. Cùng với đó, du lịch đã hỗ trợ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, nâng cao hình ảnh của Việt Nam và khẳng định lại vị trí của mình trong quá trình tăng trưởng và hội nhập. Kết quả là một chiến lược du lịch bền vững phải được tạo ra. Và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một trong bảy điểm đến du lịch hàng đầu của đất nước, sẽ là điểm nhấn đặc biệt trong việc nghiên cứu về du lịch bền vững. Thông qua bài viết này, tác giả đã làm rõ các biến số ảnh hưởng đến sự phát triển, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển du lịch bền vững của khu vực của ĐBSCL.