[Podcast] Bảo Hộ Tác Phẩm Từ AI – Xu Hướng Mới Tại Việt Nam Trong Kỷ Nguyên Số – Phần 1: Những Vấn Đề Phát Sinh Giữa AI Và Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đang ngày càng thúc đẩy những bước phát triển quan trọng trong công nghệ và kinh doanh. Nó được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, và tác động đến hầu hết các khía cạnh của việc sáng tạo. Sự sẵn có của một lượng lớn dữ liệu đào tạo và những tiến bộ trong khả năng tính toán cao với giá cả phải chăng đang thúc đẩy sự phát triển của AI. Do đó, AI được xem là động lực cho sự phát triển kinh tế cả trên phạm vi thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, thì AI cũng mang lại một số thách thức về pháp lý và xã hội khi hầu hết nguyên tắc pháp lý hiện nay mới chỉ xoay quanh chủ thể là “con người tự nhiên” (natural person). Phần 1 của bài viết sẽ tập trung phân tích về những vấn đề phát sinh hiện nay giữa AI với pháp luật về sở hữu trí tuệ (IP) dựa trên kinh nghiệm quốc tế.

Hội thảo “Sự đa dạng và tính liên ngành trong giáo dục và ngành bất động sản”

Bất động sản đóng một vai trò quan trọng trong nhu cầu của con người cũng như sự phát triển của một nền kinh tế. Đây là một lĩnh vực mang tính liên ngành phối hợp cả quy hoạch, kinh tế, tài chính, quản lý, luật, tài nguyên và môi trường, gắn liền với nhiều bên liên quan khác nhau từ cấp trung ương cho đến địa phương và hộ gia đình. Được đánh giá là “nước có ngành công nghiệp Bất động sản phát triển nhanh và sôi động nhất Đông Nam Á” (theo Asia Property HQ), trong những năm vừa qua, nhiều trường đại học cũng đã hình thành và phát triển chương trình đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, hướng đến xây dựng đội ngũ quản lý và phát triển đô thị và bất động sản ngày càng chuyên nghiệp, bền vững. Trước xu hướng đó, ngày 10/6 vừa qua, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH đã tổ chức hội thảo “Sự đa dạng và tính liên ngành trong giáo dục và ngành bất động sản” với sự tham dự của đại diện các trường đại học, các doanh nghiệp cũng như câu lạc bộ Bất động sản.

Hội thảo khoa học quốc gia “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam - Lần 2”

Môi trường kinh tế - tài chính toàn cầu hiện đang đối mặt với nhiều bất định, liên tục các tác động chồng lấn lên nhau từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đại dịch Covid-19, đến cuộc xung đột Nga - Ukraine… đã đưa đến những đứt gãy trong chuỗi cung ứng và sự gia tăng trong lạm phát toàn cầu. Trước những bất định trên, nhằm tìm kiếm những chính sách phát triển cho Việt Nam, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Báo Sài Gòn Giải Phóng Đầu tư Tài chính tổ chức hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam - Lần 2” vào sáng ngày 10/06/2021 tại Cơ sở B (279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP.HCM).

[Podcast] Trái Phiếu Bất Động Sản – Nghiên Cứu Trường Hợp Trung Quốc Và Hàm Ý Chính Sách Cho Việt Nam – Phần 2: Hàm Ý Chính Sách Cho Việt Nam

Thông tư 16 được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cuối năm 2021, quy định việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua/bán trái phiếu doanh nghiệp đã có những tác động không nhỏ đối với giới chủ ngân hàng và giới chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản. Thông tư 16 còn được ví von như “3 lằn ranh đỏ”, ngầm so sánh với các chính sách gần đây mà các cơ quan giám sát tài chính – ngân hàng Trung Quốc đưa ra để kiểm soát khối nợ khổng lồ của các ông trùm trong lĩnh vực BĐS tại quốc gia này. Trong bối cảnh đó, tác giả đã thông qua nghiên cứu các đặc điểm và thể chế của thị trường trái phiếu bất động sản Trung Quốc để đề xuất các hàm ý chính sách nhằm định hướng, giám sát và phát triển thị trường trái phiếu bất động sản Việt Nam một cách an toàn và bền vững. Phần 2 của bài viết sẽ trình bày những hàm ý chính sách cho Việt Nam.

[Podcast] Trái Phiếu Bất Động Sản – Nghiên Cứu Trường Hợp Trung Quốc Và Hàm Ý Chính Sách Cho Việt Nam - Phần 1: Trường Hợp Từ Trung Quốc

Thông tư 16 được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cuối năm 2021, quy định việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua/bán trái phiếu doanh nghiệp đã có những tác động không nhỏ đối với giới chủ ngân hàng và giới chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản. Thông tư 16 còn được ví von như “3 lằn ranh đỏ”, ngầm so sánh với các chính sách gần đây mà các cơ quan giám sát tài chính – ngân hàng Trung Quốc đưa ra để kiểm soát khối nợ khổng lồ của các ông trùm trong lĩnh vực BĐS tại quốc gia này. Trong bối cảnh đó, tác giả đã thông qua nghiên cứu các đặc điểm và thể chế của thị trường trái phiếu bất động sản Trung Quốc để đề xuất các hàm ý chính sách nhằm định hướng, giám sát và phát triển thị trường trái phiếu bất động sản Việt Nam một cách an toàn và bền vững. Phần 1 của bài viết sẽ trình bày những nghiên cứu về trường hợp Trung Quốc.

[Podcast] Ứng Dụng Big Data & AI Trong Xây Dựng Và Khai Thác Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Về Giá Bất Động Sản Tại Việt Nam – Phần 2: Giải pháp

Ứng dụng dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đồng bộ về thông tin BĐS cùng với việc khai thác hiệu quả bởi các ứng dụng công nghệ là vô cùng cần thiết cho các hoạch định về chính sách cũng như trong nghiên cứu và kinh doanh. Trong phần 2 của bài viết, nhóm tác giả trình bày quy trình để xây dựng hệ thống này tại Việt Nam và hướng khai thác nguồn dữ liệu cho nhiều mục đích khác nhau.

CTELG Talk kỳ 2: “Định giá sáng chế tại Việt Nam: Pháp luật và thực thi”

Với tinh thần Dấn thân phụng sự cộng đồng - Lan toả tri thức, ngày 18/5/2022 vừa qua, Trung tâm Kinh tế, Luật và Quản lý (CTELG) thuộc Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (CELG-UEH), đã tiếp nối kỳ 2 của Chuỗi sự kiện CTELG Talk Series với chủ đề “Định giá sáng chế tại Việt Nam: Pháp luật và thực thi”. Chương trình có sự góp mặt của gần 80 đại biểu là các chủ tịch, tổng giám đốc, nhà quản lý, các thẩm định viên về giá tại các công ty thẩm định giá; giám đốc bộ phận tư vấn định giá của các công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, ngân hàng; giảng viên; luật sư và các nhà quản trị tài sản trí tuệ tại doanh nghiệp.

[Podcast] Ứng Dụng Big Data & AI Trong Xây Dựng Và Khai Thác Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Về Giá Bất Động Sản Tại Việt Nam – Phần 1: Thực Trạng Và Kinh Nghiệm Thế Giới

Ứng dụng dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đồng bộ về thông tin BĐS cùng với việc khai thác hiệu quả bởi các ứng dụng công nghệ là vô cùng cần thiết cho các hoạch định về chính sách cũng như trong nghiên cứu và kinh doanh. Trong phần 1 của bài viết này, sẽ chia sẻ về thực trạng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá BĐS tại Việt Nam, trình bày kinh nghiệm xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu về giá tại Singapore và Úc, từ đó đề xuất quy trình cho việc xây dựng nguồn dữ liệu toàn diện tại Việt Nam.

Hội nghị quốc tế “Đổi mới và đột phá trong kinh doanh năm 2022”

Ngày 12/05 vừa qua, Khoa kinh doanh quốc tế - Marketing, Trường Kinh doanh UEH (COB) đã phối hợp với NCKU Overseas Hub tại Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế với chủ đề “Đổi mới và đột phá trong kinh doanh năm 2022” theo hình thức trực tuyến. Hội nghị đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều giảng viên, sinh viên, doanh nhân, doanh nghiệp.

Chương trình Lan tỏa tri thức cộng đồng UEH: hơn 30 chủ đề nghiên cứu, kiến thức ứng dụng được triển khai trong năm 2021, tiếp tục tiến bước năm 2022

Nhằm phát huy hiệu quả trụ cột Nghiên cứu “Research Contribution for All – Nghiên cứu vì lợi ích cộng đồng”, thuộc chiến lược phát triển UEH đa ngành và bền vững, chương trình “Lan tỏa tri thức cho cộng đồng” đã được Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) chính thức triển khai vào tháng 9/2021. Tính đến nay, hơn 30 chủ đề nghiên cứu, kiến thức ứng dụng đã được xuất bản đa kênh và truyền thông rộng rãi, góp phần gia tăng sự thấu hiểu kiến thức mới và đóng góp giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề thời sự hiện nay. Chuỗi bài đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng. Tiếp tục thực hiện sứ mệnh đóng góp vì sự phát triển bền vững của xã hội, năm 2022, UEH tiếp tục triển khai chương trình với những chủ đề quan trọng và thiết thực.