Hội thảo: Hành lang pháp lý cho dự án đầu tư có sử dụng đất và những lưu ý cho nhà đầu tư

Thời gian qua, Việt Nam đã đón nhận nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất, đặc biệt là các dự án đầu tư bất động sản. Các dự án này đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Gần đây, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật như Nghị định 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020, Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT ngày 18/9/2020, và mới đây nhất là thông tư 09/2021/TT-BKH ngày 16/11/2021. Các văn bản pháp lý này góp phần vào việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong dự án đầu tư có sử dụng đất. Do đó, để cung cấp cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật xây dựng một góc nhìn tổng quan về hành lang pháp lý cho việc lựa chọn Nhà đầu tư, cũng như những điểm cần lưu ý để phòng ngừa tranh chấp phát sinh, sáng ngày 18/12/2021, Khoa Luật, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH đã phối hợp với Hội Pháp luật Xây dựng Việt Nam (SCLVN) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội thảo: “Hành lang pháp lý cho dự án đầu tư có sử dụng đất và những lưu ý cho nhà đầu tư” dưới hình thức “hybrid”.

Toạ đàm: “Chính sách lao động - việc làm trong điều kiện bình thường mới”

Đại dịch Covid 19 đã và đang gây nhiều tác động đến mọi mặt trong đời sống của chúng ta, trong đó, lao động việc làm là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Với mong muốn tạo kênh trao đổi, cũng như chia sẻ các giải pháp phục hồi và thích ứng với trạng thái “bình thường mới” trong bối cảnh đại dịch COVID-19 của Việt Nam nói chung, vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức buổi Toạ đàm khoa học với chủ đề “Chính sách lao động - việc làm trong điều kiện bình thường mới”. Chương trình được trực tuyến trên nền tảng Cisco Webex sáng ngày 17/12/2021 với sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp từ các tỉnh thành Đông Nam bộ và ĐBSCL.

[Podcast] Học Tập Suốt Đời Tại UEH: Hướng Đến Đại Học Bền Vững

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN) với những tiến bộ và phát triển vượt bậc của thông tin, khoa học, và công nghệ đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong cuộc sống của mỗi cá nhân và toàn bộ cấu trúc tổ chức làm việc của xã hội. Việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), đặc biệt là máy tính và Internet đã làm cho việc cung cấp thông tin không còn phụ thuộc vào thời gian và không gian. CMCN 4.0 cũng tạo ra những thách thức đối với lực lượng lao động. Trong bối cảnh của toàn cầu hóa và sự gia tăng lực lượng lao động toàn cầu, các thách thức của CMCN 4.0 nên được giải quyết thông qua học tập suốt đời.

Sự trở lại của Liên hoan Nghiên cứu khoa học Sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: Integrated Research - Research for All

Nhằm mục đích kỷ niệm 45 năm thành lập Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (27/10/1976 - 27/10/2021), Liên hoan Nghiên cứu khoa học Sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: Integrated Research - Research for All do Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã chính thức tái khởi động. Liên hoan mong muốn tạo ra một sân chơi trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng mới và kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị thông qua hai hoạt động chính là Triển lãm trực tuyến và Ngày hội Liên hoan Nghiên cứu khoa học Sinh viên.

Hội thảo Khoa học cấp quốc gia (SOBC 2021): "Tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo"

Sáng ngày 10/12/2021, Khoa Ngân hàng - Trường Kinh doanh UEH phối hợp với Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Cần Thơ, Tạp chí JABES cùng với sự bảo trợ truyền thông của Thời báo Kinh Tế Sài Gòn đồng tổ chức hội thảo SOBC 2021 với chủ đề “Tương lai của ngân hàng trong kỉ nguyên Trí tuệ nhân tạo” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đây là diễn đàn trao đổi và chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả và chuyên gia hàng đầu về ứng dụng AI trong hoạt động ngân hàng.

[Podcast] Xu Hướng Kinh Doanh Bán Lẻ Trực Tuyến Thời Kỳ Covid

Nằm trong khuôn khổ Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH, bản tin kiến thức KINH TẾ SỐ #1 chúng ta đã có nhận định về những tác động tích cực bên cạnh những tác động tiêu cực mà đại dịch Covid mang lại trong quá trình thúc đẩy nhanh chóng sự dịch chuyển cơ cấu “kinh tế số” cũng như sự thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại Việt Nam. Vậy, trên thực tế các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và phân phối trên nền tảng số của chính mình, và các sàn thương mại bán lẻ điện tử đã bắt tay vào công cuộc thay đổi để đáp ứng xu thế thời cuộc “Covid-19” này như thế nào?

Hội thảo Quốc tế song ngữ Anh - Việt về chủ đề “Tiền tệ kỹ thuật số Việt Nam & Các ứng dụng hỗ trợ Blockchain trong thương mại quốc tế”

Ngày 30/11/2021, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) với đơn vị đại diện là Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) đã phối hợp cùng Viện Friedrich-Naumann vì Tự do (FNF) tại Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế song ngữ Anh - Việt với chủ đề “Tiền tệ kỹ thuật số Việt Nam & Các ứng dụng hỗ trợ Blockchain trong thương mại quốc tế” dưới hình thức Hybrid Meetings. Hội thảo đã vinh dự thu hút gần 140 nhà nghiên cứu và người quan tâm trong nước và quốc tế, từ các trường Đại học tại Việt Nam và các quốc gia như: New Zealand, Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan… đăng ký và tham dự.

[Podcast] Big Data Cho Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Kinh Nghiệm Quốc Tế

Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hiệp Quốc đã thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) gồm: xoá nghèo (SDG1); không còn nạn đói (SDG2); sức khoẻ và chất lượng sống tốt (SDG3); giáo dục có chất lượng (SDG4); bình đẳng giới (SDG5); nước sạch và vệ sinh (SDG6); năng lượng sạch với giá thành hợp lý (SDG7); công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (SDG8); công nghiệp, sáng tạo, và phát triển hạ tầng (SDG9); thu hẹp bất bình đẳng (SDG10); đô thị và cộng đồng bền vững (SDG11); tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (SDG12); hành động về khí hậu (SDG13); tài nguyên và môi trường biển SDG(14); tài nguyên và môi trường trên đất liền (SDG15); hoà bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ (SDG16); quan hệ đối tác vì các mục tiêu (SDG17). Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển có cam kết mạnh mẽ thực hiện các SDGs này. Tuy nhiên, cũng như những quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang gặp khó khăn về việc thiếu dữ liệu đánh giá SDGs vì nhiều lý do như chi phí rất lớn khi xây dựng cơ sở dữ liệu SDIs thu thập dữ liệu về môi trường và xây dựng hạ tầng thống kê có đủ năng lực đo lường và hỗ trợ thực hiện các SDGs,… Chính vì lẽ đó, sự xuất hiện của Big Data (dữ liệu lớn) như một công cụ đắc lực hỗ trợ các quốc gia thực hiện SDGs.

Hội nghị Kinh tế Môi trường Đông Nam Á: Các phương pháp tiếp cận xuyên ngành hướng tới tính bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống

Hội nghị thường niên “Kinh tế Môi trường Đông Nam Á - Các phương pháp tiếp cận xuyên ngành hướng tới tính bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống” do Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH phối hợp với Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida), cùng Trung tâm Môi trường cho phát triển tại Việt Nam (EfD-Vietnam) tổ chức đã diễn ra thành công từ ngày 1 đến ngày 3/12/2021. Đây là diễn đàn để thúc đẩy nghiên cứu về kinh tế môi trường bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận xuyên ngành để tăng tính bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.

[Podcast] Cải Cách Luật Đất Đai Để Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế

Luật Đất đai luôn là một vấn đề được thảo luận sôi nổi trên nghị trường Quốc hội ở Việt Nam. Bộ luật này có tác động sâu sắc tới đời sống của người dân, hoạt động của các doanh nghiệp, và phát triển kinh tế của toàn đất nước. Rộng lớn hơn, quyền sở hữu đất đai luôn là một thể chế nền tảng trong suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, mối quan hệ giữa quyền sở hữu đất đai và các hoạt động kinh tế luôn là một chủ đề thu hút các nhà nghiên cứu kinh tế nói riêng, và khoa học xã hội nói chung.