[Podcast] Blended Learning Và Phương Thức Học Hybrid Tại Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của giáo dục toàn diện trên toàn thế giới cũng như tác động từ đại dịch COVID-19, các phương pháp giảng dạy đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi các phương pháp giảng dạy cũng diễn ra quyết liệt ở các cơ sở giáo dục, trong đó không thể không kể đến Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH). Trong làn sóng đổi mới phương pháp giảng dạy đó, phương pháp đào tạo phối hợp (Blended learning) được coi là một phương pháp tối ưu và mang đến hiệu quả giảng dạy cao nhất hiện nay với sự kết hợp đồng bộ giữa mô hình giảng dạy trực tiếp và trực tuyến, tạo cho người học những trải nghiệm học tập hiệu quả và tuyệt vời.

UEH tiếp tục đạt những kết quả quan trọng trong công bố quốc tế năm 2021

Theo báo cáo tổng kết năm 2021, UEH có 507 bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc cơ sở dữ liệu Web of Science, Scopus và ABDC (hạng B trở lên), tăng 33% so với năm 2020 cùng với chất lượng vượt trội. Đây là kết quả quan trọng trong công bố quốc tế của UEH, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Đại học đa ngành có danh tiếng học thuật và hành động bền vững trong khu vực Châu Á vào năm 2030.

[Podcast] Mô Hình Kinh Tế Chia sẻ: Các Vấn Đề Quản Lý Ở Việt Nam

Mô hình kinh tế chia sẻ là sự thay đổi sâu sắc trong cách thức trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nền tảng công nghệ giúp kết nối người tiêu dùng với nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng tài sản tốt hơn và tăng mức tận dụng nguồn lực kinh tế. Mô hình kinh tế mới chắc chắn đe dọa lợi ích và sự tồn tại của doanh nghiệp trong mô hình kinh tế truyền thống. Điều này đòi hỏi nhà lập pháp, quản lý nhà nước phải cùng đồng hành với doanh nghiệp nền tảng, bên sở hữu nguồn lực chia sẻ, và bên sử dụng nguồn lực để hạn chế các tác động không mong muốn, đồng thời phát huy lợi ích của mô hình kinh tế chia sẻ đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

[Podcast] Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng Trực Tuyến Trong Ngành Du Lịch

Gần đây, thuật ngữ “công nghệ 4.0” được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết đặc biệt khi khủng hoảng toàn cầu diễn ra nghiêm trọng vì dịch bệnh COVID-19. Phương thức chuyển đổi số đã phá vỡ và định hình lại mô hình kinh doanh chủ đạo của doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, ngành bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề nhất và buộc phải có những bước chuyển mình vượt bậc tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, gia tăng trải nghiệm trực tuyến để tồn tại trước tình hình hiện tại. Một phân tích các cơ hội và thách thức về số hoá trong lĩnh vực du lịch của Dredge và nnk (2018) đã cho thấy những bước chuyển mình quan trọng của ngành kinh doanh sản phẩm dịch vụ lữ hành, đòi hỏi tư duy mới đối với việc phát triển những sản phẩm mới, phương thức kinh doanh, hệ sinh thái cùng với cách tiếp cận mới để hỗ trợ và xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

[Podcast] Rủi Ro An Ninh Mạng Trong Hoạt Động Ngân Hàng Số: Trường Hợp Việt Nam

Hiện nay, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao không phải là câu chuyện của riêng doanh nghiệp, mà còn của tất cả người dân. Tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ cũng như sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 đã khiến chúng ta nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của chuyển đổi số trong kỷ nguyên 4.0. Bởi vì, những thứ cần thiết hàng ngày như chuỗi cung ứng thực phẩm, phương tiện vận chuyển, thanh toán và giao dịch tài chính, hoạt động giáo dục, vận hành của Chính phủ, thậm chí cả khai thác nguồn tài nguyên cũng đang ngày càng phụ thuộc vào công nghệ số. Tuy nhiên, chính điều này lại làm cho chúng ta luôn có nguy cơ trở thành mục tiêu của các tội phạm mạng.

[Podcast] Chính Sách Lao Động Việc Làm Cho TP. HCM Trong Giai Đoạn Sau Giãn Cách

Nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng cần được ưu tiên giải quyết, đặc biệt trong bối cảnh sau giãn cách xã hội như hiện nay. Chúng ta không thể phủ nhận, sự thiếu hụt lao động trầm trọng ảnh hưởng đến các khía cạnh của nền kinh tế. Nhóm tác giả đã đưa ra những con số thực tế mô tả các vấn đề cung và cầu lao động cũng như dự báo tình hình việc làm hiện nay, từ đây đề xuất các chính sách lao động việc làm ngắn hạn và dài hạn cho Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới.

[Podcast] Xây Dựng Thị Trường Chứng Khoán Phi Tập Trung Dựa Trên Công Nghệ Blockchain

Việc xây dựng thị trường chứng khoán theo cơ chế phi tập trung sẽ giúp loại bỏ các trung gian không cần thiết từ đó làm giảm thiểu chi phí giao dịch, thời gian giao dịch, thời gian chứng khoán và tiền về tài khoản. Bên cạnh đó, với cơ chế bảo mật của công nghệ Blockchain sẽ giúp cho thị trường rất khó bị tấn công mang lại sự an toàn và tính bền vững cao cho toàn hệ thống. Vậy, đâu là giải pháp thích hợp nhất để ứng dụng công nghệ Blockchain trong việc xây dựng một thị trường chứng khoán phi tập trung tại Việt Nam?

[Podcast] Học Tập Suốt Đời Trong Thế Giới Số: Góc Nhìn Từ Nghề Nghiệp Kế Toán, Kiểm toán

Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã và đang thực hiện chiến lược tái cấu trúc, hướng đến trở Thành Đại học UEH đa ngành và bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, đóng góp cho sự lan tỏa tri thức, văn minh và các giá trị giáo dục toàn diện đến cộng đồng theo hướng hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Trong đó, Kế toán - kiểm toán (KTKT) là một trong những ngành đào tạo luôn có tỷ lệ người học hàng năm chiếm tỷ trọng cao của Trường bởi chất lượng và uy tín đào tạo đã được khẳng định với thương hiệu UEH 45 năm qua.

SOG talk 2021: "AI World Society and the Age of Global Enlightenment - Xã hội trí tuệ nhân tạo và Kỷ nguyên khai sáng toàn cầu"

Ngày 17/12/2021, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH (CELG) đã tổ chức chương trình SOG talk 2021: “Xã hội trí tuệ nhân tạo và kỷ nguyên khai sáng toàn cầu” với sụ hội tụ của các chuyên gia trong và ngoài nước. Chương trình là cầu nối trao đổi, gắn kết đa chiều giữa các góc nhìn hàn lâm và thực tiễn trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu.

Hội thảo: Hành lang pháp lý cho dự án đầu tư có sử dụng đất và những lưu ý cho nhà đầu tư

Thời gian qua, Việt Nam đã đón nhận nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất, đặc biệt là các dự án đầu tư bất động sản. Các dự án này đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Gần đây, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật như Nghị định 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020, Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT ngày 18/9/2020, và mới đây nhất là thông tư 09/2021/TT-BKH ngày 16/11/2021. Các văn bản pháp lý này góp phần vào việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong dự án đầu tư có sử dụng đất. Do đó, để cung cấp cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật xây dựng một góc nhìn tổng quan về hành lang pháp lý cho việc lựa chọn Nhà đầu tư, cũng như những điểm cần lưu ý để phòng ngừa tranh chấp phát sinh, sáng ngày 18/12/2021, Khoa Luật, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH đã phối hợp với Hội Pháp luật Xây dựng Việt Nam (SCLVN) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội thảo: “Hành lang pháp lý cho dự án đầu tư có sử dụng đất và những lưu ý cho nhà đầu tư” dưới hình thức “hybrid”.