[Podcast] Tình Hình Chuyển Đổi Số Trong Khu Vực Công Việt Nam Hiện Nay Và Đề Xuất Chính Sách Phát Triển

Chuyển đổi số (Digital transformation) cùng những tiến bộ về công nghệ khiến cho thói quen sử dụng dịch vụ công của người dân ngày càng thay đổi, từ đó, những kỳ vọng dành cho cơ quan quản lý Nhà nước cũng ngày cao. Song song đó, khu vực công cũng đang đứng trước cơ hội cải thiện chất lượng dịch vụ hướng đến hiệu quả và minh bạch hơn thông qua ứng dụng công nghệ vào quá trình hoạt động, quản lý. Tuy nhiên, chuyển đổi số vẫn còn là một vấn đề mới trong lý thuyết lẫn thực tiễn. Dựa trên những phân tích về chuyển đổi số trong ba lĩnh vực y tế, giáo dục và tài chính công, nhóm tác giả đã làm rõ những thách thức của thực tiễn chuyển đổi số trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra một số hàm ý về mặt chính sách.

Tọa đàm JST tháng 6 với chủ đề “Bitcoin có giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt hơn vàng không? Phân tích copula và các khía cạnh khác”

Bitcoin hiện đang là chủ đề nóng khi bàn về thị trường giao dịch kinh tế - tài chính. Để làm rõ hơn về chủ đề này, ngày 29/6/2022, JABES đã tổ chức thành công Tọa đàm JABES Seminar Talks (JST) tháng 6. Buổi tọa đàm đã vinh dự nhận được sự tham gia của GS. Wing-Keung Wong với chủ đề trình bày “Bitcoin có giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt hơn vàng không? Phân tích Copula và các khía cạnh khác” và thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác gồm: Hàn Quốc, Sri Lanka, Indonesia, Bỉ, Cambodia, Malaysia, Nigeria, Ấn Độ, Úc…

UEH nỗ lực hợp tác và triển khai thành công các hoạt động trong khuôn khổ Dự án Erasmus Plus JEUL

Vừa qua, gói Công việc 3 dành riêng cho việc phát triển chương trình đào tạo ở các trường đại học Trung Quốc và Việt Nam của Dự án Erasmus Plus JEUL đã được hoàn thành, với những kết quả ấn tượng trong công tác nâng cao chất lượng giảng dạy đại học. Trong đó, hội thảo - tập huấn “Phát triển và sử dụng tình huống trong giảng dạy” tổ chức tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) từ ngày 23 - 26 tháng 5 năm 2022 là hội thảo cuối cùng trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động thuộc gói công việc này của dự án JEUL.

[Podcast] Phát triển nguồn nhân lực số trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN) đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nó có thể sẽ phá vỡ thị trường lao động bởi khi tự động hóa, trí tuệ nhân tạo đang dần thay thế lao động con người trong nền kinh tế, trong nhiều lĩnh vực, công đoạn, từ đó khiến hàng triệu lao động trên thế giới rơi vào cảnh thất nghiệp. Đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển nguồn nhân lực số, nhất là trong các doanh nghiệp hiện nay.

Phần 2: [Podcast] Ứng Dụng Công Nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Dịch Vụ Tài Chính Tại Việt Nam: Các Kiến Nghị Chính Sách

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu và thực sự mang đến những thay đổi cốt lõi trong một số ngành công nghiệp, trong đó, phải kể đến dịch vụ tài chính. Trong xu hướng phát triển nay, thì tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ AI vào các lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản, quản lý rủi ro và tư vấn tài chính hiện vẫn còn rất hạn chế. Thông qua các xu hướng ứng dụng công nghệ AI vào ngành Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam đã phân tích ở phần 1, trong phần 2 bài viết này sẽ đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm phát triển công nghệ AI tại thị trường tài chính Việt Nam hiện nay.

Sinh hoạt học thuật định kỳ CELGS: “Impact On The Power Mix And Economy Of Japan Under A 2050 Carbon-Neutral Scenario: Analysis Using The E3me Macro-Econometric Model”

Sáng ngày 22/08/2022, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (CELG) tiếp tục tổ chức buổi sinh hoạt học thuật định kỳ CELG Seminar tại hội trường B1.1001 với chủ đề “Impact on the power mix and economy of Japan under a 2050 carbon-neutral scenario: Analysis using the E3ME macro-econometric model”. Diễn giả trình bày là Giáo sư Soocheol Lee - Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Tài nguyên và Môi trường Châu Á (AAERE).

[UEH x World Bank] Tọa đàm “Đánh giá về thực trạng Đói nghèo và Bình đẳng tại Việt Nam năm 2022"

Ngày 29/8/2022, tại hội trường B1-204, Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp với World Bank (WB) tổ chức buổi tọa đàm “Đánh giá về thực trạng Đói nghèo và Bình đẳng tại Việt Nam năm 2022". Buổi tọa đàm nhằm công bố báo cáo mới nhất của WB và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về chủ đề chống đói nghèo, những cơ hội, thách thức, cũng như thảo luận các chính sách giảm Đói nghèo và Bất bình đẳng của Việt Nam trong tương lai.

[Podcast] Ứng Dụng Công Nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Dịch Vụ Tài Chính Tại Việt Nam – Phần 1: Xu Hướng Công Nghệ AI

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu và thực sự mang đến những thay đổi cốt lõi trong một số ngành công nghiệp, trong đó, phải kể đến dịch vụ tài chính. Trong xu hướng phát triển nay, tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ AI vào các lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản, quản lý rủi ro và tư vấn tài chính hiện vẫn còn rất hạn chế. Ở phần 1 bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ phân tích tổng quát về các xu hướng và công nghệ AI phổ biến nhất được sử dụng trong quản lý tài sản, quản trị rủi ro và tư vấn tài chính hiện nay.

UEH-Phân hiệu Vĩnh Long tổ chức hội thảo cấp khu vực “Tín dụng xanh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội, thách thức và xu hướng phát triển”

Sáng ngày 19/8/2022, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp cùng Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức hội thảo cấp khu vực với chủ đề “Tín dụng xanh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội, thách thức và xu hướng phát triển” tại UEH-Phân hiệu Vĩnh Long.